Đưa gien cây lúa nước vào các loài cây trồng khác để tăng sức đề kháng ngập lụt

30/10/2019 14:22

MTNN Một nhóm nghiên cứu quốc tế gồm các nhà khoa học Mỹ, Argenina và Hà Lan hy vọng sử dụng kiến thức về cây lúa nước để kích hoạt các gien chịu ngập trong các cây trồng khác giúp chúng sống sót trong điều kiện ngập lụt.

Theo tạp chí Science, nhóm nghiên cứu quốc tế đã phân tích bộ gien của một số cây có khả năng chịu ngập lụt, bao gồm cả lúa nước. Hóa ra có ít nhất 68 họ gien được kích hoạt để đối phó với ngập lụt.

Trong số các loại cây lương thực chính, chỉ có cây lúa hiện có thể sống sót sau trận lụt. Loài cây này đã được thuần hóa từ một loài hoang dã mọc ở vùng nhiệt đới và có khả năng chống ngập úng và gió mùa. Một số gien chịu trách nhiệm cho sự đề kháng như vậy cũng tồn tại trong các cây khác, nhưng chúng ở trạng thái "ngủ". Đây là kết luận của các nhà khoa học từ các cơ sở của Đại học California tại Riverside và Davis, Mỹ, Đại học quốc gia La Plata, Argentina và Đại học Utrecht, Hà Lan.

Nhà nghiên cứu Julia Bailey-Serres, giáo sư về di truyền học tại Đại học California tại Riverside, cho biết

Trong quá trình làm việc, các nhà khoa học đã kiểm tra các tế bào, nhóm nghiên cứu hy vọng sử dụng kiến thức về cây lúa để kích hoạt các gien chịu ngập trong các cây trồng khác để giúp chúng sống sót, nằm ở đầu rễ của cây, vì rễ là khâu đầu tiên ứng phó với lũ lụt. Đầu rễ và chồi cũng là những khu vực phát triển tích cực nhất của cây. Những khu vực này chứa các tế bào có thể giúp cây trồng chống ngập tốt hơn. Nhóm khoa học đã nghiên cứu các gien trong các tế bào đầu rễ này để xem liệu gien có được kích hoạt khi rễ và chồi được phủ nước và không có oxy hay không.

Hóa ra, phản ứng khi bị ngâm trong nước ở các loài thực vật được nghiên cứu không tốt như ở cây lúa. Các loài cà chua hoang dã mọc trên đất sa mạc đã bị héo và chết khi ngập lụt. Các nhà khoa học cũng đã phân tích gien của lúa và tổ tiên của loài cây này vốn ban đầu không chịu được lũ lụt. Kết quả, cây lúa có tới 68 họ gien chịu trách nhiệm cho sự thích nghi như vậy.

Hiện tại, nhóm dự định tiến hành các nghiên cứu bổ sung để tăng tỷ lệ sống sót của các loài cây bị chết và thối do úng nước. Để làm điều này, các nhà khoa học muốn biến đổi cây trồng bằng cách đưa vào chúng các gien của cây lúa chịu trách nhiệm về sự sống sót trong lũ lụt.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Drone ưu thế hơn xe cứu thương ở các thành phố lớn

Trong bối cảnh các thiết bị bay không người lái ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu cho thấy máy bay không người lái có thể tiếp cận bệnh nhân nguy kịch nhanh hơn 3 phút so với nhân viên y tế chạy xe cấp cứu, đặc biệt là ở những thành phố có nhiều xe cộ.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com