Các loài thực vật có thể giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung

29/10/2019 13:52

MTNN Các nhà khoa học đã phát hiện thấy khi bị sâu bệnh tấn công, thực vật có thể giao tiếp với nhau trong cùng một "ngôn ngữ" bằng cách phát ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds -VOCs) để những loài khác có thể thu bắt các chất này và chuẩn bị đối phó với mối đe dọa.

Theo Current Biology, một công trình nghiên cứu mới cho thấy thực vật có thể giao tiếp với nhau trong cùng một "ngôn ngữ" khi chúng bị sâu bệnh tấn công.

Nghiên cứu cho thấy thực vật có thể trao đổi thông điệp bằng cách sử dụng các hóa chất được gọi là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds -VOCs). Một số thực vật có thể phát ra các hợp chất đó khi bị sâu bệnh tấn công, trong khi những loài khác có thể thu bắt các chất này và chuẩn bị đối phó.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu Solidago altissima, một loài thực vật có hoa thuộc họ Goldenrod, phân bố rộng khắp Canada, Mỹ và miền Bắc Mexico. Họ đã nghiên cứu cách loài thực vật này phản ứng với ảnh hưởng của bọ cánh cứng ăn lá cây.

Các nhà khoa học đã có một phát hiện tuyệt vời là điều mà một trong những nhà nghiên cứu, giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Cornell, Mỹ, André Kessler, gọi là "giao tiếp kênh mở".

Hóa ra khi thực vật bị tấn công, mùi do hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mang đi trở nên rất giống nhau. Nghiên cứu cho thấy các loài cây lân cận phản ứng với các tín hiệu cảnh báo hóa học và chuẩn bị đối phó với một mối đe dọa đáng ngờ, giống như sự xuất hiện của sâu bệnh.

Giáo sư Andre Kessler giải thích rằng, bằng cách như vậy, dường như tất cả thực vật bắt đầu nói cùng một ngôn ngữ hoặc sử dụng cùng một dấu hiệu cảnh báo để tự do chia sẻ thông tin. Việc trao đổi thông tin không tùy thuộc vào việc chúng có liên quan chặt chẽ với nhau như thế nào.

Chúng ta rất thường thấy khi thực vật bị tấn công bởi mầm bệnh hoặc động vật ăn cỏ, chúng thay đổi sự chuyển hoá của chúng. Nhưng đây không phải là một sự thay đổi ngẫu nhiên - trên thực tế, những thay đổi hóa học và trao đổi chất này giúp chúng đối phó với sâu bệnh. Điều này rất giống với hệ thống miễn dịch của chúng ta mặc dù thực vật không có kháng thể như chúng ta, nhưng thực vật vẫn có thể chống lại mối đe dọa bằng cách sử dụng các hợp chất dễ bay hơi.

Những phát hiện như vậy có thể tìm thấy ứng dụng thực tế trên toàn thế giới. Theo các nhà khoa học, họ đã làm việc hệ thống gọi là kéo - đẩy (push-pull), đang được phát triển ở Kenya bởi Trung tâm sinh lý học và sinh thái côn trùng quốc tế và dựa vào việc điều khiển luồng thông tin để kiểm soát sâu bệnh trên các cánh đồng ngô.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xác định Nam châu Phi là quê hương của tổ tiên người Homo sapiens

Sau khi tiến hành phân tích di truyền và cổ khí hậu học, kết hợp với việc đánh giá sự phân bố ngôn ngữ, văn hóa và địa lý của các phân nhóm khác nhau, các nhà khoa học Úc đã phát hiện ra rằng tổ tiên con người hiện đại xuất hiện ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước trong một khu vực nhỏ gọn ở miền Nam châu Phi và đã sống ở đó 70.000 năm trước khi bắt đầu di cư đi các nơi khác.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com