Lượng CTRSH phát sinh ngày càng lớn, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, lãng phí tài nguyên đất, làm tăng chi phí xử lý chất thải của cả Nhà nước và người dân.
Phân loại CTRSH giúp giảm đi một lượng rác thải ra môi trường, giảm ô nhiễm, tiết kiệm nhiều khoản chi phí khác như thu gom, vận chuyển và xử lý.
Ngoài ra, việc phân loại CTRSH còn mang lại nguồn kinh tế lớn từ các chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế. Chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón, thức ăn chăn nuôi....
Tại Khoản 5, Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&NT) đã ban hành Công văn số 9368/BTNMT-CTRSH ngày 03/11/2023 về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Theo đó, Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại CTRSH đưa ra nhận diện tối đa chủng loại CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường, gồm: Một là, Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Hai là Chất thải thực phẩm; Ba là CTRSH khác để các địa phương triển khai thực hiện phân loại CTRSH chậm nhất là ngày 31/12/2024.
Ngày 12/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 5392/BTNMT-KSONMT đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí thực hiện truyền thông, phổ biến, tuyên truyền về phân loại CTRSH theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nội dung: M.T - Đồ họa: Bộ TN&MT
Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốchttps://kinhtemoitruong.vn/infographic-phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat-91674.html