Hà Nội triển khai đồng bộ giải pháp cải thiện chất lượng không khí

11/09/2020 14:15

MTNN (HNMO) - Theo quy luật, từ tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm sau, các thông số ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 thường có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với ông Mai Trọng Thái, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) về những nguyên nhân và giải pháp để giảm ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố.

(HNMO) - Theo quy luật, từ tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm sau, các thông số ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 thường có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với ông Mai Trọng Thái, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) về những nguyên nhân và giải pháp để giảm ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố.

- Theo ông, tại sao thành phố Hà Nội lại ô nhiễm nhiều vào thời gian từ tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm sau?

- Hà Nội thường xuất hiện những ngày ô nhiễm không khí ở mức cao vào giai đoạn các tháng từ tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm sau, nguyên nhân tập trung vào hai yếu tố chính là điều kiện khí hậu và nguồn phát thải ô nhiễm.

Như đã biết, khí hậu Hà Nội thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh của cơ chế gió mùa, với gió mùa Đông Bắc vào mùa đông và gió mùa Đông Nam vào mùa hè. Khí hậu Hà Nội có độ ẩm cao hầu như quanh năm, mùa khô thực sự rất ngắn, do ảnh hưởng từ Biển Đông.

Vào mùa đông, khí hậu Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gây ra nền nhiệt độ thấp, thường xảy ra nghịch nhiệt, tạo ra các điều kiện khí tượng ổn định, gây bất lợi cho sự phân tán chất ô nhiễm trong không khí.

Trong đó, từ tháng 10 đến tháng 12, khối không khí từ áp cao lục địa tràn xuống là chủ đạo, có nhiệt độ và độ ẩm tương đối thấp. Từ tháng 1 đến tháng 3, áp cao dịch chuyển dần về phía Đông, khối không khí phải đi qua Biển Đông sau đó mới tràn về nên gây ra sương mù, mưa phùn, độ ẩm cao nên nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí không khuếch tán được.

Qua so sánh chỉ số chất lượng không khí trong những ngày đầu tháng 9-2020 cho thấy, thông số bụi mịn PM2.5 tăng hơn so với những tháng trước đó. Cụ thể, thời gian từ 5h đến 10h ngày 2 và 4-9, nồng độ bụi mịn trong không khí ở nhiều khu vực tăng lên mức 155 - mức cảnh báo xấu, có thể gây hại đến sức khỏe người dân.

Trong khi đó, ở các tháng 5, 6, 7 và 8, chỉ số chất lượng không khí trong ngày thường xuyên đạt mức tốt và trung bình (từ 7-90). Ở những năm trước cũng vậy, từ tháng 9 trở đi, chất lượng không khí có xu hướng giảm theo từng tháng... 

- Ông có thể nói rõ hơn về những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội trong giai đoạn này?

- Hiện nay, thành phố Hà Nội đã xác định được 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan do con người gây ra là từ khí thải của các phương tiện cơ giới tham gia giao thông; hoạt động xây dựng, cải tạo, sửa chữa đường giao thông do chưa nghiêm túc thực hiện việc che chắn bụi; khí thải phát sinh từ cơ sở sản xuất công nghiệp có đốt nhiên liệu hóa thạch; hoạt động đốt rơm rạ ngoài trời, đốt rác không đúng quy định tại một số địa phương; sử dụng bếp than tổ ong để đun nấu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ hằng ngày... 

Ngoài ra, nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu trong thời điểm giao mùa, có hiện tượng nghịch nhiệt... Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nguyên nhân khách quan không trực tiếp gây ô nhiễm nhưng lại tác động chính đến sự tăng - giảm chất lượng không khí. 

- Ông có cảnh báo gì cho người dân trong những ngày ô nhiễm không khí tăng cao?

- Hiện nay, thành phố Hà Nội đã lắp đặt hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tương đối đồng bộ và công khai thông tin trên website moitruongthudo.vn, người dân có thể theo dõi chỉ số chất lượng không khí xem lúc nào ảnh hưởng đến sức khỏe để chủ động biện pháp phòng tránh.

Cụ thể, những lúc chỉ số từ màu cam đến tím (mức kém đến rất xấu) thì những người nhạy cảm về sức khỏe như trẻ em, người già không nên ra đường, đặc biệt vào buổi sáng. Kể cả người bình thường khi ra đường trong thời gian này cần đeo khẩu trang đạt chuẩn để chống bụi mịn, bảo vệ sức khỏe của mình.

- Trước tình trạng ô nhiễm như vậy, thành phố Hà Nội sẽ triển khai những giải pháp gì để cải thiện chất lượng không khí trong thời gian tới, thưa ông? 

- Để tiếp tục cải thiện chất lượng không khí, hiện nay, thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh đầu tư lắp đặt bổ sung hệ thống các trạm quan trắc không khí để bảo đảm cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời về chỉ số môi trường không khí và đưa ra các khuyến cáo để người dân dự phòng, có các biện pháp bảo vệ sức khỏe theo mức độ ô nhiễm.

Trong những ngày thời tiết hanh khô, lặng gió, thành phố sẽ chỉ đạo các công ty môi trường tăng cường phun nước rửa đường nhiều lần trên các trục, tuyến đường giao thông chính trong nội thành để hạn chế bụi phát tán; thu gom triệt để rác, bụi bẩn trên các trục, tuyến, giải phân cách đường giao thông...

Thành phố cũng chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công công trình xây dựng, giao thông thực hiện nghiêm biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, thành phố cũng tiếp tục triển khai kế hoạch vận động, hỗ trợ các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ không sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt, tiến tới kiên quyết cấm sử dụng toàn bộ than tổ ong làm nguyên liệu đốt từ năm 2021.

Ngoài ra, thành phố đang đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn châu Âu đối với các phương tiện giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân, tiến tới loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, nhất là tăng cường sử dụng các loại xe điện, loại bỏ xe cũ nát không đủ tiêu chuẩn.

Thành phố yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện rà soát, đánh giá lại công tác quy hoạch tại các đô thị bảo đảm tính hợp lý, chú trọng quy hoạch cây xanh, mặt nước; trồng nhiều cây xanh trong khu đô thị, nơi công cộng để tạo thành các vành đai xanh, khu phố xanh, thành phố xanh...

Tôi tin rằng khi triển khai đồng bộ các giải pháp trên thì chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô trong thời gian tới sẽ được cải thiện.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com