Hà Tĩnh công bố nguyên nhân ban đầu ô nhiễm đập Dâng - Ngàn Trươi: 2 cơ quan kiểm tra ra kết luận khác nhau

27/08/2019 09:43

MTNN Tổ công tác UBND tỉnh Hà Tĩnh nhận định, ô nhiễm xuất phát từ lòng hồ Ngàn Trươi. Tuy nhiên, Ban 4 đã phản bác kết luận trên và cho rằng do lượng sắt chảy từ Nhà máy sắt Vũ Quang. Cơ quan chức năng cũng đề nghị bà con yên tâm bởi thực tế chất lượng nước không ảnh hưởng đến tưới tiêu, sinh hoạt.

Tổ công tác UBND tỉnh Hà Tĩnh nhận định, ô nhiễm xuất phát từ lòng hồ Ngàn Trươi. Tuy nhiên, Ban 4 đã phản bác kết luận trên và cho rằng do lượng sắt chảy từ Nhà máy sắt Vũ Quang. Cơ quan chức năng cũng đề nghị bà con yên tâm bởi thực tế chất lượng nước không ảnh hưởng đến tưới tiêu, sinh hoạt.

Ô nhiễm từ lòng hồ

Chiều 8/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh chính thức họp, công bố kết quả kiểm tra, quan trắc, trên cơ sở đánh giá khoa học đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ô nhiễm đập Dâng công trình Ngàn Trươi Cẩm Trang (đóng trên địa bàn huyện Vũ Quang) thời gian vừa qua. 

Môi trường - Hà Tĩnh công bố nguyên nhân ban đầu ô nhiễm đập Dâng - Ngàn Trươi: 2 cơ quan kiểm tra ra kết luận khác nhau

Toàn cảnh buổi họp công bố nguyên nhân

Ông Hồ Huy Thành, Giám đốc sở TNMT Hà Tĩnh, trưởng tổ công tác cho biết, trong vòng 10 ngày qua, tổ đã kiểm tra thực địa tất cả các nguồn xả thải có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước tại đập Dâng. Qua đó, từ ngày 18/5-30/7, các tác nhân trong diện nghi vấn đều được loại trừ bởi thời điểm này, lượng nước trong khe Trươi nhỏ, có thời điểm khô kiệt không chảy; Nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của các hộ gia đình dọc hai bên khe Trươi, bệnh viện huyện Vũ Quang đều không đáng kể và nằm trong giới hạn cho phép. Nguồn xả từ Nhà máy sản xuất gỗ MDF chỉ là lượng nước mưa chảy tràn đã được qua hệ thống xử lý (từ ngày 15/7-30/7) xả xuống Hói Trươi không lớn. Như vậy, trong số các nguồn nước (bao gồm cả nguồn thải) có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước của đập Dâng thì nguồn nước từ Hồ Ngàn Trươi có lưu lượng lớn nhất.

Mặt khác, kết quả quan trắc do Trung tâm quan trắc môi trường sở TN&MT Hà Tĩnh thực hiện lấy mẫu từ ngày 18 - 30/7 cho thấy, các thông số sắt vượt ngưỡng, xác hữu cơ có khối lượng nồng độ cao nhất là ở tầng đáy và tầng giữa của hồ Ngàn Trươi. Tại 2 điểm lấy mẫu này cũng cho kết quả các thông số vượt ngưỡng giống nhau. Cụ thể: Thông số PH, DO, BOD5, COD, TSS, Amoni, Fe, Mn tăng ở tầng giữa, tầng đáy lòng hồ và đập Dâng (thấp hơn) vượt ngưỡng cho phép theo QC A2 QCVN 08-2015/BTNMT. Tương đương, các thông số đó cũng vượt ngưỡng tại mẫu lấy ở cửa xả hồ Ngàn Trươi và các tuyến kênh. Trên cơ sở đó, tổ công tác bước đầu nhận định, nguyên nhân khiến nước ở đập Dâng chuyển màu và có mùi hôi là xuất phát xác thực vật đang bị phân hủy dưới lòng hồ Ngàn Trươi.

Môi trường - Hà Tĩnh công bố nguyên nhân ban đầu ô nhiễm đập Dâng - Ngàn Trươi: 2 cơ quan kiểm tra ra kết luận khác nhau (Hình 2).

Ông Hồ Huy Thành, Giám đốc sở TNMT Hà Tĩnh, trưởng tổ công tác báo cáo tại buổi công bố

Thế nhưng, trái với kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc môi trường của sở TN&MT Hà Tĩnh, kết quả quan trắc độc lập của Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 (Ban 4) bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại cho các thông số khác. Theo ông Hoàng Xuân Thịnh, Giám đốc Ban 4, mặc dù kết quả quan trắc tầng giữa và tầng đáy hồ Ngàn Trươi có hàm lượng sắt vượt ngưỡng nhưng không phải là tác nhân chính gây nên hiện tượng biến đổi màu nước tại đập Dâng. Lý giải điều này, ông Thịnh cho hay, nếu do hàm lượng sắt từ lòng hồ Ngàn Trươi thì màu nước đập Dâng và trên kênh chính phải có biển đổi màu từ lúc hồ bắt đầu đi vào vận hành cấp nước (vào tháng 12/2018) hoặc màu nước phải biến đổi từ từ chứ không thể đột ngột như vậy trong khi trước đó không hề có biểu hiện bất thường nào.

Theo vị đại diện Ban 4, nguyên nhân chính khiến nước đập Dâng chuyển màu không phải do lòng hồ ô nhiễm mà xuất phát từ các nguồn xả vào khe Trươi và đập Dâng, cụ thể chính là do lượng sắt từ Nhà máy sắt Vũ Quang đợt mưa từ ngày 13 – 15/5 đổ về, chảy qua khe Trươi đã bị thay đổi hiện trạng trở nên hẹp thẳng và dốc do quá trình xây dựng nhà máy gỗ MDF, làm cho lượng sắt đã nghiền thành cám của nhà máy sắt Vũ Quang đổ về đập Dâng gấp nhiều lần so với trước đó khiến nguồn nước đổi màu.

 “Còn mùi hôi chúng tôi xác định xuất phát do ô nhiễm hữu cơ. Quá trình ban đầu tích nước, mùn thực vật trong lòng hồ bị phân hủy. Cái này là không thể tránh khỏi trong quá trình tích nước ban đầu và mùi hôi sẽ giảm dần theo thời gian... Thực tế đến nay, cây trồng và thủy sinh vẫn sinh trưởng bình thường, không thấy hiện tượng cá hay sinh vật sống trong nước chết. Vì vậy, cần tuyên truyền cho nhân dân yên tâm”, ông Thịnh nói.

Môi trường - Hà Tĩnh công bố nguyên nhân ban đầu ô nhiễm đập Dâng - Ngàn Trươi: 2 cơ quan kiểm tra ra kết luận khác nhau (Hình 3).

Ông Hoàng Xuân Thịnh, Giám đốc Ban 4

Nguồn nước không ảnh hưởng đến tưới tiêu hệ sinh thái và sinh hoạt

Cũng tại buổi công bố, vấn đề được các đơn vị, ban ngành và lãnh đạo UBND tỉnh quan tâm nhất đó là chất lượng nước đầu vào lấy từ đập Dâng đang được nhà máy nước Vũ Quang xử lý, phục vụ sinh hoạt cho 300 hộ dân thị trấn Vũ Quang. Tuy nhiên, theo đánh giá của các giáo sư, tiến sỹ và cán bộ chuyên môn, các thông số trong tất cả các mẫu nước quan trắc cho thấy, nguồn nước đổi màu, bốc mùi chỉ ảnh hưởng đến mặt cảm quan còn trên thực tế không ảnh hưởng đến tưới tiêu thủy lợi và cả nguồn nước đầu vào phục vụ sinh hoạt cho người dân. Nước sau xử lý của nhà máy nước Vũ Quang đều cho các chỉ số xét nghiệm đảm bảo. Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho bà con về lâu dài, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã lên phương án lấy nguồn nước đầu vào sản xuất của Nhà máy nước Vũ Quang từ tầng nước mặt Hồ Ngàn Trươi thay vì lấy nước ở vị trí hiện tại là đập Dâng.

Môi trường - Hà Tĩnh công bố nguyên nhân ban đầu ô nhiễm đập Dâng - Ngàn Trươi: 2 cơ quan kiểm tra ra kết luận khác nhau (Hình 4).

Hình ảnh nước đập Dâng chuyển màu, bốc mùi hôi vào ngày 25/7

Có mặt tại buổi công bố, PGS, TS Vũ Thị Thanh Hương, công tác tại viện Nước tưới tiêu và Môi trường viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho biết, sở dĩ, kết quả quan trắc của sở TN&MT Hà Tĩnh và Ban 4 khác nhau vì căn cứ theo 2 tiêu chuẩn khác nhau. Phía sở TN&MT thì đánh giá trên tiêu chí A2 là nước sinh hoạt, còn Ban 4 theo tiêu chuẩn B1 là nước phục vụ tưới tiêu, thủy lợi. Theo bà Hương, cần có những đánh giá chuyên môn theo tiêu chuẩn đồng nhất để cho kết quả chính xác, tránh gây hoang mang cho người dân. Bởi, thực tế, các thông số vượt ngưỡng theo kết quả quan trắc đều không ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ thủy lợi. 

Kết luận tại buổi công bố, ông Lê Đình Sơn, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh nhấn mạnh, những kết luận đưa ra trên mới chỉ là những nhận định ban đầu về nguyên nhân và chưa thực sự chính xác bởi tổ công tác và các đơn vị liên quan chưa thống nhất được địa điểm lấy mẫu cũng như đảm bảo là vị trí đại diện. Nguyên nhân chính được xác định gây đổi màu nước là do chỉ số sắt III. Để có đánh giá chính xác, trung thực, khách quan nguyên nhân trên cơ sở khoa học để đưa ra giải pháp xử lý, tổ công tác và các bộ ngành chuyên gia cần tiếp tục lấy mẫu quan trắc, kiểm tra, rà soát và đánh giá lại.

Môi trường - Hà Tĩnh công bố nguyên nhân ban đầu ô nhiễm đập Dâng - Ngàn Trươi: 2 cơ quan kiểm tra ra kết luận khác nhau (Hình 5).

Ban 4 nhận định, nhà máy sắt Vũ Quang chính là nguyên nhân gây đổi màu nguồn nước đập Dâng

"Qua báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, lúa hiện đang trong giai đoạn ngậm sữa vẫn phát triển bình thường. Theo khẳng định của viện tưới tiêu, chỉ số sắt vượt ngưỡng nhưng chưa có đánh giá khoa học nào đánh giá vượt ngưỡng bao nhiêu là ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Đến nay, cá, thủy sinh không có hiện tượng chết. Các phản ánh về việc đời sống, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng đến nay vẫn chưa có. Đặc biệt, chỉ số nước đã qua xử lý của Nhà máy nước Vũ Quang phục vụ sinh hoạt đảm bảo chỉ tiêu. Do những kết quả chưa đồng nhất vì quan điểm đánh giá mức quy chuẩn, tiêu chuẩn chưa giống nhau nên UBND tỉnh đề nghị, cần kiện toàn lại tổ công tác để tiếp tục lấy mẫu quan trắc, đánh giá chính xác, trung thực, khách quan nguyên nhân dựa trên cơ sở khoa học. Tỉnh cũng sẽ mời các tham vấn chuyên gia bộ ngành để đánh giá và có báo cáo với bộ TN&MT cùng tham gia. Trước mắt, vẫn thống nhất đề nghị sở nông nghiệp tiếp tục xả nước cho tưới tiêu bình thường", bí thư Sơn nói.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com