[Hà Nội cấm xe máy xăng] Kiên định mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân (Bài 1)

16/07/2025 19:53

MTNN Việc Hà Nội ‘mạnh tay’ để hóa giải bài toán ô nhiễm môi trường đang nhận được sự quan tâm lớn từ người dân Thủ đô và dù nhiều ý kiến trái chiều (bởi người thì ủng hộ, trong khi cũng có người lại băn khoăn lo lắng). Tuy nhiên, Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân, nỗ lực hướng mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh – sạch, văn minh, đáng sống.

Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế - nơi hội tụ của những tinh hoa và tỏa sáng những giá trị cao quý của dân tộc. Do đó, cùng với việc phát triển kinh tế-xã hội, việc bảo vệ môi trường, đưa Thủ đô trở thành thành phố xanh, văn minh, thân thiện luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Chính phủ quan tâm chỉ đạo sát sao.

Trong suốt những năm qua, Đảng, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, cụ thể hóa bằng các văn bản yêu cầu Hà Nội quan tâm, nghiên cứu triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường, nhất là đối với môi trường không khí, từng bước xây dựng Hà Nội thành đô thị xanh-sạch-đẹp, văn minh-hiện đại. Đơn cử, trong hai lần làm việc với Thành ủy Hà Nội (ngày 27/11/2024 và ngày 16/6/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đều đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo Tổng Bí thư, những công việc trọng điểm mà Hà Nội đã và đang triển khai, đó là công tác quy hoạch, giao thông công cộng, môi trường, xử lý nước, xử lý rác thải, không khí…đây cũng là vấn đề nhân dân quan tâm và mong muốn, vì vậy Hà Nội cần phải làm tốt hơn nữa.

Nguyễn Thái Học - tuyến đường trung tâm Hà Nội thường xuyên ùn tắc, kể cả vào khung giờ thường.

Mới đây nhất (12/7), Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Chỉ thị yêu cầu UBND TP. Hà Nội triển khai ngay một số giải pháp trọng tâm bảo vệ môi trường, nhất là môi trường trong lĩnh vực giao thông đô thị.

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Hà Nội lập, công bố đề án về vùng phát thải thấp ngay trong Quý III/2025; Cân đối, bố trí ngân sách địa phương, huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội hóa và có lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2030 để tập trung phát triển mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức, phủ rộng trên các tuyến, kết nối địa bàn trọng điểm, hệ thống trạm sạc, dịch vụ cho phương tiện sử dụng năng lượng sạch, ưu tiên sử dụng xe buýt điện, tàu điện. Triển khai thực hiện Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô;

Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện sử dụng năng lượng sạch, doanh nghiệp phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện sử dụng năng lượng sạch trong thực hiện chuyển đổi xanh; chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển đổi từ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch hoặc sử dụng phương tiện công cộng; Nghiên cứu tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng, giá dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực trung tâm đối với phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch;

Đáng chú ý, Chính phủ yêu cầu Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1; từ ngày 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Kiên định mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân

Hà Nội là đô thị đặc biệt, đóng vai trò quan trọng đối với mọi lĩnh vực, cũng là đô thị có diện tích và dân số lớn hàng đầu cả nước. Với đặc thù tốc độ đô thị hóa nhanh, tăng dân số cơ học rất lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, Hà Nội luôn đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, quá tải trong xử lý chất thải rắn, nước thải.

Khu vực đường vành đai 1 của Hà Nội có chiều dài khoảng hơn 7km, nằm ở phía trong các tuyến (Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Xã Đàn - Ô Chợ Dừa, đoạn Đê La Thành - Hoàng Cầu, đoạn Đê La Thành - Cầu Giấy, đường Bưởi, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đến Nguyễn Khoái) tạo thành vòng khép kín bao quanh vùng lõi. Với diện tích khoảng 31,5 km2 (chiếm chưa tới 1% tổng diện tích toàn thành phố), thế nhưng, ước tính khu vực này có gần 600.000 dân sinh sống. Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, chắc chắn đây là một vùng phát thải thấp được kiểm soát nghiêm ngặt.

Chính vì vậy, công tác bảo vệ môi trường luôn là vấn đề trọng tâm, được Trung ương và lãnh đạo thành phố quan tâm hàng đầu. Gần đây, Luật Thủ đô sửa đổi năm 2024 và 2 Quy hoạch của Thủ đô mới được phê duyệt. Trong đó, Luật Thủ đô đã nêu cụ thể một số nhiệm vụ cần triển khai về xác định vùng phát thải thấp. Tại Quy hoạch Thủ đô, vấn đề môi trường được đặt lên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong số các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần giải quyết của Thủ đô trong giai đoạn 2025-2030.

Thực hiện chủ trương đó, Hà Nội đang quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường: Xử lý ô nhiễm không khí, xử lý nước thải, làm sạch các dòng sông, hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, thí điểm phân loại rác tại nguồn... Tuy nhiên, chất lượng môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí.

Để giải quyết bài toán này, nhất là ô nhiễm không khí, tại buổi làm việc với Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam hôm 9/6, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, cho biết Hà Nội kiên định với chủ trương đã được HĐND Thành phố thông qua từ năm 2017 về quản lý phương tiện cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, trong đó có nội dung dừng hoạt động xe máy tại các quận nội đô vào năm 2030. Ông cho rằng, chủ trương này đã ban hành cách đây 7 năm nên không có gì bất ngờ với doanh nghiệp hay người dân. “Thành phố quyết tâm thực hiện lộ trình chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch”, Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh.

Hà Nội đang triển khai vùng phát thải thấp (LEZ) tại 4 quận (trước thời điểm 1/7), áp dụng các biện pháp hạn chế giao thông và kiểm soát khí thải như: cấm xe tải hạng nặng chạy dầu diesel, ưu tiên ôtô đạt tiêu chuẩn Euro 4 và xe máy đạt tiêu chuẩn khí thải mức 2. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại khu vực này dự kiến đạt 45-50%, đưa vào vận hành 100 xe buýt sử dụng điện hoặc năng lượng xanh. Hà Nội sẽ tính toán thời điểm phù hợp để chuyển đổi phương tiện. Trước mắt là xe máy, sau đó là ôtô. Tuy nhiên, lộ trình hạn chế xe máy tại khu vực trung tâm đã được xác định rõ từ năm 2017 nên không thể thay đổi.

Lực lượng chức năng đang điều tiết giao thông khu vực nội đô.
Trước nhiều ý kiến băn khoăn về chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện (bỏ xăng, dùng điện), ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị 20 (nêu trên), ngày 14/7, trao đổi về triển khai Chỉ thị 20 liên quan đến kiểm soát ô nhiễm không khí, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội đang nghiên cứu cơ chế hỗ trợ thu đổi khoảng 450.000 xe máy sử dụng xăng dầu của người dân sống trong Vành đai 1.

Chính sách hỗ trợ sẽ được xây dựng dựa trên kết quả rà soát kỹ lưỡng theo từng nhóm người sử dụng và từng loại xe. Thành phố sẽ báo cáo Thành ủy và trình HĐND xem xét ban hành chính sách hỗ trợ gần như toàn bộ chi phí liên quan đến việc chuyển đổi như lệ phí trước bạ, phí đăng ký xe điện mới. Ngoài ra, Hà Nội cũng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông xanh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực. Dự kiến tăng cường xe buýt điện cỡ nhỏ, xe điện 4 chỗ để trung chuyển trong nội đô tại Vành đai 1.

Hà Nội cũng sẽ bổ sung quy hoạch các khu vực sạc điện cho ôtô, xe máy điện và phương tiện sử dụng năng lượng sạch khác. Trước mắt, thành phố ưu tiên bố trí trạm sạc tại các điểm giao thông tĩnh, bãi đỗ xe và trong tòa nhà dân cư. Đồng thời khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa, tạo thuận lợi nhất cho người dân sinh sống trong Vành đai 1 cũng như người dân thường xuyên có nhu cầu di chuyển vào khu vực này.

Bài tiếp: Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

 

 

Tú Quyên – Ngọc Linh – Thu Phương - Thu Hiền

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/ha-noi-cam-xe-may-xang-kien-dinh-muc-tieu-bao-ve-moi-truong-bao-ve-suc-khoe-nhan-dan-bai-1.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com