Gỡ khó nguồn cung cát đắp nền đường dự án cao tốc ĐBSCL

24/10/2024 15:36

MTNN Liên quan đến việc thiếu nguồn cát đắp nền đường các dự án cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra giải pháp nhằm tìm nguồn vật liệu bổ sung, trong đó có tính đến việc thí điểm sử dụng cát biển và tìm kiếm nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia.

Một bãi tập kết cát ở ĐBSCL. Ảnh: H.P

TTXVN đưa tin, trong báo cáo Quốc hội về tình hình cung ứng nguồn vật liệu cho các dự án cao tốc khu vực ĐBSCL, Bộ Giao thông vận tải thông tin, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cần khoảng 29 triệu m3 cát. Hiện nay, các địa phương đã xác định nguồn cung 23 triệu m3 còn lại khoảng 6 triệu m3 cát chưa xác định được nguồn.

Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu cần khoảng 3,2 triệu m3 cát. Tỉnh Đồng Tháp cam kết cung ứng và đã xác định nguồn khoảng 2,8 triệu m3 và đang hoàn thiện các thủ tục để khai thác. Như vậy, dự án còn thiếu 0,4 triệu m3 cát đắp nền.

Dự án Mỹ An - Cao Lãnh cần khoảng 3,1 triệu m3 cát. Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đã có kế hoạch cung ứng tuy nhiên chưa xác định được nguồn cụ thể.

Một số dự án khác như dự án Vành đai 3 TPHCM cần khoảng 9,3 triệu m3 cát. UBND TPHCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đã phối hợp rà soát, điều phối nguồn vật liệu để thực hiện.

Về nguồn cát thương mại nhập khẩu, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, ngành nghiên cứu phương án nhập khẩu cát làm vật liệu xây dựng cho các công trình hạ tầng.

Cũng theo TTXVN, theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản TPHCM, phía Campuchia có thiện chí xuất khẩu cát sang Việt Nam với trữ lượng khoảng 100 triệu m3, thời gian khai thác trong một năm. Hiệp hội cũng đã đề nghị UBND TPHCM là đầu mối làm việc với phía Campuchia để thực hiện các thủ tục, đồng thời giao cho đơn vị doanh nghiệp quân đội phía Nam làm đầu mối ký hợp đồng để phân phối.

Về giải pháp dùng cát biển, Bộ Giao thông vận tải đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường, kết quả đã được báo cáo Thủ tướng. Trên cơ sở đó, bộ đã có văn bản hướng dẫn các địa phương trong việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường cho các dự án giao thông.

Tuy nhiên, cơ quan này thừa nhận, việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường mới chỉ thực hiện với quy mô nhỏ, cấp thiết kế thấp hơn đường bộ cao tốc, chất lượng cát biển mới được nghiên cứu cho một khu vực (mỏ cát biển tỉnh Trà Vinh). Vì vậy, bộ đề nghị và được Chính phủ cho phép tiếp tục thí điểm mở rộng.

Hiện nay, bộ đang thí điểm mở rộng sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau với lượng cát biển dự kiến 2 triệu m3 cát. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương cũng đang thí điểm sử dụng cát biển làm đường giao thông, san nền.

Nguồn thesaigontimes.vn
Link bài gốc

https://thesaigontimes.vn/go-kho-nguon-cung-cat-dap-nen-duong-du-an-cao-toc-dbscl/

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com