Gấp rút xử lý 82 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

18/12/2020 19:00

MTNN Ngày 18-12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Ban Chỉ đạo liên ngành nhằm xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng với sự tham gia của đại diện các bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Công Thương…

Ngày 18-12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Ban Chỉ đạo liên ngành nhằm xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng với sự tham gia của đại diện các bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Công Thương…

Đốt rác gây khói bay vào khu dân cư khiến nhiều người thấy khó thở, mệt mỏi tại bãi rác tập trung ở thôn Tràng Kênh, thị trấn Cẩm Giang, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Ảnh minh họa: Tiến Vĩnh/TTXVN

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 1-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 2013-2020, trong đó, giai đoạn 2 từ 2016-2020 tập trung các biện pháp xử lý 249 cơ sở theo danh mục và mới phát sinh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phấn đấu đến năm 2020 xử lý triệt để, dứt điểm.

Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý chất thải (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Phạm Hà cho biết, đến nay, còn 82 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng chưa thực hiện biện pháp xử lý triệt để.

Trong đó, 17 cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bình Thuận, Đắk Nông, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Trà Vinh, Yên Bái, Quảng Trị; 65 cơ sở công ích gồm 16 bệnh viện, 44 bãi rác và  5 cơ sở giáo dục, lao động và xã hội.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường vẫn chưa đạt yêu cầu, do vậy, Ban Chỉ đạo cần làm rõ kết quả đã thực hiện, tìm nguyên nhân khách quan và chủ quan, nêu rõ trách nhiệm của từng đơn vị nhằm xử lý dứt điểm, đặc biệt với các cơ sở công ích thì phải có biện pháp rõ ràng bằng cơ chế chính sách, nguồn lực. Kết quả xử lý dứt điểm phải được chính quyền địa phương ban hành văn bản xác nhận. Tổng cục Môi trường cần tham mưu để Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện, giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết khi cơ sở hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm.

Theo đại diện các bộ, ngành thành viên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu trong thực hiện công tác này, rà soát và bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường liên kết giữa các bộ, ngành trong thanh tra, kiểm tra hằng năm; các địa phương xem xét lại quy hoạch khi đặt các cơ sở sản xuất vào hoàn cảnh “đã rồi”, chỉ còn cách đóng cửa.

Những cơ sở đã xử lý dứt điểm vấn đề ô nhiễm nên được công bố rộng rãi để công chúng được biết và có giám sát kết quả. Những cơ sở còn gây ô nhiễm môi trường nặng nề mà không được hỗ trợ kinh phí thì nên giao trực tiếp cho địa phương có kế hoạch xử lý dứt điểm.

Bước đầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị, các cơ quan chức năng tại Bắc Ninh, Bình Thuận, Đắk Nông, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Trà Vinh, Yên Bái, Quảng Trị có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm 17 cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết thi hành; kiên quyết áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở này, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để theo đúng tiến độ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để xử lý dứt điểm, không để tình trạng chậm tiến độ xử lý kéo dài; xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu đối với các cơ sở công ích đã được hỗ trợ kinh phí để xử lý ô nhiễm triệt để nhưng chậm triển khai hoặc tiếp tục gây ô nhiễm môi trường; xây dựng phương án xử lý triệt để cho từng cơ sở gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp, gửi Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí từ Trung ương.

Bộ Y tế, Bộ Xây dựng cần phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất cơ chế chính sách để xử lý dứt điểm các cơ sở công ích. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để của 65 cơ sở công ích.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com