Đường sắt tốc độ cao 350km/giờ, phấn đấu khởi công trước năm 2030

26/09/2024 09:50

MTNN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu lấy phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt Việt Nam nói chung tạo cú hích cho các ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa... phục vụ quốc kế, dân sinh.

Sáng 25/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp với các bộ, ngành về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, mục tiêu đầu tư dự án nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy báo cáo tại cuộc họp

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả khi sẽ xây mới tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài khoảng 1.541 km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Tuyến đường sắt này vận chuyển hành khách, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Riêng tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa và khách du lịch chặng ngắn.

Bộ GTVT đặt mục tiêu phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030; hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.

Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại TP. Hà Nội: Tổ hợp ga Ngọc Hồi (đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội). Điểm cuối tại TPHCM: Ga Thủ Thiêm (đầu mối vận chuyển hành khách phía đông của khu đầu mối đường sắt TPHCM).

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án đường sắt tốc độ cao được kỳ vọng sẽ tạo ra đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Tại cuộc họp, các đại biểu cho rằng việc đầu tư một dự án lớn như đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam cần "thắt lưng, buộc bụng" để tập trung đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển.

Lãnh đạo các bộ, ngành làm rõ một số nhóm cơ chế, chính sách đặc thù trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chuẩn bị trình Quốc hội vào kỳ họp sắp tới, như: hình thức đầu tư, giải pháp huy động vốn; phương án triển khai kết nối với các phương thức vận tải khác; định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ đường sắt; khai thác hiệu quả quỹ đất dọc tuyến; phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương.

Khai thác quỹ đất hai bên đường để giảm bớt chi phí

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, ngoài phạm vi đầu tư từ điểm đầu dự án là Hà Nội đến điểm cuối tại TPHCM, cũng cần xem xét, nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau.

Ông Hà yêu cầu Bộ GTVT phải phân tích ưu điểm, lợi ích đầu tư toàn tuyến sẽ kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác so với đầu tư trước một số đoạn tuyến. Đánh giá hiệu quả của đường sắt tốc độ cao chuyên vận chuyển hành khách (hoặc kết hợp vận tải hàng hóa khi cần thiết) đối với cả nền kinh tế, chứ không giới hạn trong ngành đường sắt.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp.

Bên cạnh đó, ông Hà lưu ý báo cáo tiền khả thi cần thể hiện được quan điểm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350 km/h “thẳng nhất có thể”, "gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu".

Về hình thức triển khai đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về phân kỳ đầu tư, phân bổ nguồn vốn Trung ương, địa phương một lần hay theo giai đoạn 5 năm một lần, sử dụng trái phiếu, ODA và các nguồn hợp pháp khác, tận dụng dư địa mức trần nợ công.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý Bộ GTVT cần "phân công nhiệm vụ" cho doanh nghiệp tư nhân để huy động nguồn lực bên ngoài, từ quỹ đất hai bên tuyến đường sắt tốc độ cao để giảm bớt chi phí, nguồn lực của nhà nước.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn xây dựng và triển khai lộ trình tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp đường sắt từ sản xuất trang thiết bị, vận hành, quản trị; bảo đảm đồng bộ, thống nhất về công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn.

"Lấy phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt Việt Nam nói chung tạo cú hích cho các ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa và các ngành công nghiệp khác phục vụ quốc kế, dân sinh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT xây dựng và triển khai trước một bước công tác đào tạo nguồn nhân lực, để sẵn sàng tiếp nhận, làm chủ, tự chủ công nghệ, thiết kế kỹ thuật, chế tạo trang thiết bị, vận hành, quản lý… trong ngành đường sắt. 

 
Theo Văn Kiên/Tiền phong
Nguồn kienthuc.net.vn
Link bài gốc

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/duong-sat-toc-do-cao-350kmgio-phan-dau-khoi-cong-truoc-nam-2030-2035466.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com