Quá trình đô thị hóa ngày càng tạo ra bệ phóng phát triển bền vững cho những khu đô thị gắn liền với hạ tầng giao thông. Chính vị trí trọng điểm cùng lợi thế từ những giá trị giao thương, vận chuyển đã giúp các đô thị gần sân bay được đầu tư và lựa chọn nhiều hơn.
Sân bay là bệ phóng cho kinh tế, đô thị phát triển bền vững
Sân bay là một trong số các địa điểm được kết nối tốt, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xuất khẩu và du lịch. Nhờ đó, sân bay giúp tăng trưởng giá trị bất động sản một cách bền vững. Trên thế giới hiện nay, quy mô sân bay còn thể hiện được mức độ phát triển của các đại đô thị như sân bay Amsterdam (Hà Lan), Dallas-Fort Worth (Texas, Mỹ). Sân bay quốc tế Hong Kong (Trung Quốc), Seoul’s Incheon (Hàn Quốc) chính là trung tâm vận tải và logistics hàng đầu thế giới.
Vận tải hàng không có khả năng kết nối toàn cầu tốc độ cao và thiết yếu đối với một địa phương muốn thúc đẩy phát triển kinh tế. Dubai (UAE) với 24% giá trị nền kinh tế phụ thuộc vào hàng không trong năm 2010 và dự kiến sẽ tăng lên 32% vào năm 2020. Do vậy, những đô thị sân bay sở hữu đồng thời lợi thế quy mô kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Những vị trí càng gần sân bay càng có lợi thế lớn cho doanh nghiệp và phát triển đô thị.
Đối với doanh nghiệp, lựa chọn vị trí gần sân bay làm trụ sở cũng là động lực lớn. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp lớn, tầm vóc quốc tế thường chọn vị trí kết nối sân bay. Theo thống kê từ chuyên gia nghiên cứu đô thị sân bay TS. John D. Kasarda, sân bay đang là điểm trung chuyển của 35% giá trị hàng hóa giao dịch trên thế giới. Hơn 50% trong số 500 trụ sở của công ty Fortune đặt văn phòng trong bán kính 25km của sân bay.
Sự xuất hiện của sân bay cũng giúp đô thị nơi đó trở thành sầm uất hơn, tạo nguồn việc làm và thu hút số lượng người lao động đáng kể. Theo số liệu nghiên cứu từ Appold và Kasarda vào năm 2009, tại Mỹ có hơn 3,1 triệu người làm việc trong bán kính 4km của 25 sân bay lớn nhất; tương tự có 7,5 triệu người làm trong bán kính 8km.
Xu hướng đầu tư đô thị sân bay
Thế giới đang đầu tư cho các đô thị sân bay, dẫn đầu là châu Á và Trung Đông. Thị trường bất động sản Việt Nam vào năm ngoái cũng đã đón đợt tăng giá mạnh nhờ thông tin sân bay Long Thành (Đồng Nai) xây dựng.
Tâm điểm Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cũng chứng kiến sự phát triển của nhiều dự án quy mô lớn. Trong đó, điểm sáng nhất là đại đô thị Stella Mega City (Bình Thủy, Cần Thơ). Dự án sở hữu tiêu chuẩn kép quý giá là đô thị sân bay và đô thị trung tâm Cần Thơ. Cư dân có thể di chuyển đến Sân bay Quốc tế Cần Thơ chỉ hơn 3 phút.
Theo KITA Group - đơn vị phát triển dự án Stella Mega City, chỉ trong đợt mở bán đầu tiên phân khu The Ruby đã thu hút hơn 1.000 khách tham dự và có 100% giao dịch thành công ngay tại lễ mở bán và số lượng khách hàng, nhà đầu tư quan tâm liên tục gia tăng.
Cần Thơ là trọng điểm kinh tế hàng đầu Đồng bằng sông Cửu Long nhưng giá nhà đất vẫn còn khá mềm so với các thành phố khác. Do đó, khi sân bay được mở rộng quy mô, có đường bay thẳng đến Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) và có nhiều dự án sắp triển khai như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2, đường sắt cao tốc Sài Gòn - Cần Thơ, các dự án khu vực quận Bình Thủy sẽ cho tiềm năng lợi nhuận cao.
Stella Mega City có quy mô 150 ha, tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng với đa dạng loại hình bất động sản diện tích từ 80 đến 170 m2. Đại đô thị được quy hoạch bài bản với các phân khu chức năng nơi ở, thương mại, giải trí. Trong các phân khu đều thiết kế cảnh quan với hơn 10.000 cây xanh giúp cư dân được thừa hưởng không gian sống trong lành, thanh mát. Nhờ chuỗi tiện ích nội khu đẳng cấp như trung tâm thương mại, khu liên hợp thể thao, trung tâm sự kiện, vườn nhiệt đới, nhà hàng trên cao, khách sạn chuẩn 4-5 sao…, cư dân có cuộc sống rất tiện nghi, hiện đại. Đặc biệt, dự án là điểm sáng thị trường bất động sản phía Nam Việt Nam hiện nay nhờ tính pháp lý. Cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện và có sẵn sổ đỏ từng nền chính là tiêu chí lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Các sân bay luôn mang lại lợi thế cạnh tranh lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khả năng gia tăng giá trị bất động sản. Chính vì thế, các đô thị sân bay đang là xu hướng đầu tư và mang lại khả năng phát triển bền vững cho địa phương.