Phát triển nhà ở xã hội cho thuê tại Hà Nội: Nghịch lý thiếu và thừa

07/05/2019 17:07

MTNN Trong khi nguồn cung Nhà ở xã hội nói chung được đánh giá rất thiếu khi mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, thì Nhà ở xã hội cho thuê lại rơi vào tình cảnh ế ẩm. Nghịch lý vừa thiếu vừa thừa trên đòi hỏi sớm có giải pháp tháo gỡ đồng bộ, từ khâu quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đến cơ chế đặc thù cho cả chủ đầu tư và người dân...

Phát triển nhà ở xã hội cho thuê tại Hà Nội: Nghịch lý thiếu và thừa

Trong khi nguồn cung Nhà ở xã hội nói chung được đánh giá rất thiếu khi mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, thì Nhà ở xã hội cho thuê lại rơi vào tình cảnh ế ẩm. Nghịch lý vừa thiếu vừa thừa trên đòi hỏi sớm có giải pháp tháo gỡ đồng bộ, từ khâu quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đến cơ chế đặc thù cho cả chủ đầu tư và người dân...

Vừa thiếu, vừa “ế”

Với những công chức nhà nước như chị Nguyễn Vân Anh (công tác tại Quận ủy Đống Đa), được thuê một căn hộ chung cư mức giá phù hợp với thu nhập là điều may mắn. “Năm 2012, gia đình tôi được xét duyệt thuê căn hộ diện tích 36m2 tại CT19 Khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên). Mặc dù hơi xa, nhưng giá thuê phù hợp (1,2 triệu đồng/tháng), khu nhà đồng bộ hạ tầng và quan trọng hơn gia đình có chỗ ở ổn định”, chị Nguyễn Vân Anh chia sẻ.
Tuy nhiên, những người may mắn tìm được căn hộ ưng ý như chị Vân Anh không nhiều. Theo TS.KTS Lê Thị Bích Thuận, Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), tại các nước phát triển, Nhà ở xã hội cho thuê là giải pháp tăng tối đa cơ hội tiếp cận nhà ở cho các đối tượng có mức thu nhập thấp trong xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc phát triển Nhà ở xã hội cho thuê còn rất hạn chế. Hiện, quỹ nhà ở cho thuê tại Hà Nội chỉ chiếm 14% tổng quỹ nhà ở trên toàn thành phố.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, Hà Nội hiện chỉ có 3 dự án Nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua, với gần 1.200 căn, đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, gồm: Dự án CT19; dự án CT21 Khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên); dự án D15, D16 Khu đô thị Đặng Xá II (huyện Gia Lâm). Ngoài ra, có 4 khu nhà với 2.407 chỗ ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp; 6 dự án nhà ở sinh viên tập trung với 18.438 chỗ ở tại các dự án: A1, A5, A6 Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp; CT1 Khu đô thị Mỹ Đình II... Cùng với đó, một số dự án Nhà ở xã hội do các doanh nghiệp đầu tư, như: Phú Lãm, Kiến Hưng (quận Hà Đông), Bamboo Garden (huyện Quốc Oai), Thạch Bàn (quận Long Biên),... cũng đã được đưa vào vận hành. 
Song nghịch lý ở chỗ, trong khi quỹ Nhà ở xã hội nói chung còn thiếu, mới đáp ứng 30% nhu cầu, thì riêng Nhà ở xã hội cho thuê (ngoại trừ một số dự án đầu tư bằng ngân sách) lại rơi vào tình cảnh ế ẩm. Dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp, hiện chỉ có 3/6 tòa nhà đã xây dựng được đưa vào vận hành (từ tháng 1-2015), số lượng sinh viên thuê trọ rất ít, tỷ lệ lấp đầy khoảng 40-50%, do nằm xa các cụm trường đại học, thiếu các tuyến giao thông công cộng kết nối. Tương tự, một số dự án Nhà ở xã hội khác cũng khó thu hút được khách, như: Dự án Bamboo Garden (huyện Quốc Oai) trải qua 15 lần thông báo nhận hồ sơ, đăng ký thuê, nhưng đến nay tỷ lệ lấp đầy mới đạt 50%; dự án Nhà ở xã hội thuộc khu tái định cư Đông Hội (huyện Đông Anh) qua 4 lần thông báo nhận hồ sơ, tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt hơn 30%; Tổ hợp Nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (huyện Hoài Đức) qua 8 lần thông báo, tỷ lệ lấp đầy cũng mới đạt hơn 40%...

Tạo cơ chế đặc thù và mở cho chủ đầu tư, người dân

 TS.KTS Nguyễn Trung Dũng, Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) cho rằng, nguyên nhân chính khiến một số dự án Nhà ở xã hội chưa hút khách, rơi vào tình cảnh vừa thiếu, vừa thừa là do các dự án này có vị trí rất xa khu trung tâm thành phố, đi lại mất nhiều thời gian, trong khi thiếu hạ tầng, dịch vụ tiện ích như khu vui chơi giải trí, thương mại… Nguyên nhân sâu xa hơn là việc xác định quỹ đất, lập quy hoạch không gắn với nhu cầu thực tế thị trường; khu vực có quỹ nhà thị trường lại không có nhu cầu và ngược lại. "Điều này có thể thấy rõ ở khu vực xã Kim Chung (huyện Đông Anh) gần các khu công nghiệp nên nhu cầu nhà ở cho thuê lớn, người dân sở tại xây đến đâu cho thuê hết đến đấy, dù chất lượng sống không bằng dự án được đầu tư bài bản" - ông Nguyễn Trung Dũng dẫn chứng. 

Ngoài ra, đa số người dân hiện vẫn mang tâm lý muốn sở hữu nhà. Trong khi, cơ chế thuê mua nhà xã hội chưa linh hoạt, người dân phải thuê trong một thời gian nhất định mới được mua, kể cả khi đã có đủ điều kiện về tài chính.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà, tại Hàn Quốc, Nhà ở xã hội được chia thành nhiều nhóm, bao gồm cả 
nhà cho thuê, được nhà nước tài trợ. Người nghèo, người thu nhập thấp được Chính phủ cho thuê nhà với mức giá thấp hơn thị trường khoảng 30%. Nhóm có thu nhập trung bình, Chính phủ hỗ trợ mức lãi suất thấp để họ có thể mua nhà.
Bàn về giải pháp, theo ông Nguyễn Mạnh Hà, bên cạnh việc người dân cần thay đổi tâm lý sở hữu nhà hơn là thuê nhà, thì các địa phương cần xem xét lại công tác quy hoạch, xác định quỹ đất hợp lý, gắn dự án Nhà ở xã hội với nhu cầu thực tế; đồng thời xây dựng thêm các khu đô thị Nhà ở xã hội, giá rẻ đồng bộ về hạ tầng nhằm thu hút người dân về ở. Đặc biệt, cần có cơ chế riêng về phát triển Nhà ở xã hội tại các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Về vấn đề này, ông Bùi Tiến Thành, Trưởng phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, nhằm triển khai có hiệu quả chương trình phát triển Nhà ở xã hội trên địa bàn, UBND thành phố vừa có báo cáo, kiến nghị Bộ Xây dựng một số giải pháp đặc thù như: Bổ sung quỹ đất để phát triển Nhà ở xã hội khi lập, phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch đô thị… Hà Nội cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc triển khai 5 khu đô thị Nhà ở xã hội tập trung tại các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín; cùng với đó rà soát toàn bộ quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, thu hồi, hoặc dừng các dự án chậm triển khai để đề xuất chuyển quỹ đất phục vụ phát triển Nhà ở xã hội giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo…
Theo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), Bộ đang phối hợp với các địa phương rà soát dự án Nhà ở xã hội; nghiên cứu cơ chế, mô hình phát triển phù hợp với thực tiễn địa phương. Mô hình xây dựng thiết chế nhà ở, văn hóa, xã hội gắn với các khu công nghiệp để phục vụ công nhân đang được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai là một ví dụ.

(HNM)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đụng đâu cũng vướng vì luật Quy hoạch

Nhiều địa phương, bộ, ngành đã đồng loạt ’kêu’ lên Chính phủ tình trạng các dự án phát triển kinh tế - xã hội đang ách tắc, không thể triển khai vì luật Quy hoạch mới có hiệu lực từ đầu năm 2019. “Một nhà máy điện giờ muốn đầu tư cũng không được, vì không bổ sung được quy hoạch. Bộ GTVT giờ muốn triển khai một công trình giao thông cũng không làm được vì không có trong quy hoạch. Tất cả vấn đề đều do chúng ta hết, từ chúng ta hết. Nếu không xử lý sớm thì cả nước đình trệ hết vì quy định của luật”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đã thốt lên như vậy khi “đòi nợ” Bộ KH-ĐT sớm có nghị định hướng dẫn luật Quy hoạch tại cuộc họp của Tổ công tác Thủ tướng diễn ra mới đây. Một báo cáo tổng hợp chưa đầy đủ của Văn phòng Chính phủ cho thấy, đến gần giữa tháng 4, cả nước đã có 39 quy hoạch ngành quốc gia, 63 quy hoạch tỉnh chưa thể triển khai do chưa có hướng dẫn cụ thể. Cùng với đó là khoảng 25 quy hoạch các ngành như quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh; quy hoạch khoáng sản; quy hoạch điện lực; quy hoạch cấp nước của các vùng kinh tế trọng điểm không thể ban hành cũng tại... luật Quy hoạch mới.

Giá bất động sản sẽ tăng

Đó là nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam tại Diễn đàn toàn cảnh thị trường bất động sản & tài chính Việt Nam 2019 vào sáng nay. Ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng nền kinh tế phát triển ổn định, nguồn cung hạn chế là yếu tố để giá bất động sản tăng nhẹ trong thời gian tới. Nguyên nhân dẫn tới nguồn cung giảm do thời gian qua phải rà soát lại các dự án bất động sản tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Nhà đầu tư bất động sản chuộng ’lướt sóng’ đất nền

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay thị trường BĐS không phải thị trường của NĐT lướt sóng, tuy nhiên hoạt động này vẫn âm thầm diễn ra, thậm chí ở hầu hết các dự án mới chào bán, hoạt động đầu tư lướt sóng có thể chiếm từ 30-40%. Hiện nay, hoạt động đầu tư lướt sóng trong khoảng thời gian ngắn từ 3-6 tháng không còn nở rộ như thời điểm trước, tuy nhiên không phải không có trên thị trường BĐS. Ở các dự án căn hộ mới hoặc đất nền phân lô đầu tư lướt sóng vẫn âm thầm diễn ra, với mức chênh lướt sóng đạt từ 80-150 triệu đồng trong khoảng 2-3 tháng.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com