Lời giải cho ngành điện

15/10/2024 09:21

MTNN Theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mà Bộ Công thương vừa công bố, với giá thành sản xuất điện là 2.088,9 đồng/kWh, trong khi giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh, ngành điện lỗ tới 34.244 tỷ đồng. Để cân đối chi phí, EVN đã tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ ngày 11-10, đưa mức giá lên thành 2.103,11 đồng/kWh. Đây là lần tăng giá điện thứ 3 chỉ trong 2 năm (tăng 4,5% hồi tháng 11-2023 và tăng 3% vào tháng 5-2023).

Nếu nhìn vào thực tế chi phí sản xuất điện ở nước ta thì câu chuyện tăng giá điện vẫn có thể lặp đi lặp lại trong thời gian tới, nếu tiếp tục duy trì chính sách như hiện nay. Bởi, giá điện tăng nhưng chi phí sản xuất điện cũng không ngừng biến động, trong khi nguồn điện trong nước vẫn đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn nhiên liệu giá đắt (nhiệt điện luôn chiếm tỷ lệ áp đảo). Thành ra, giá bán cứ liên tục phải đuổi theo chi phí sản xuất.

Giải pháp cho vấn đề này, hiện mỗi nước có cách làm riêng. Tại Hàn Quốc, chi phí sản xuất điện trong năm 2022 cũng tăng mạnh, lên tới 20 cent/kWh, trong khi giá bán lẻ chỉ có 9 cent/kWh, gây ra thua lỗ nặng nề cho Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc.

Các quốc gia như Mỹ và Nhật Bản có cách tiếp cận khác. Giá bán điện tại Mỹ trung bình đạt 14 cent/kWh, thường cao hơn hoặc bằng chi phí sản xuất, giúp các công ty điện lực duy trì lợi nhuận. Tại Nhật Bản, dù chi phí sản xuất cao do phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu nhập khẩu, vẫn duy trì giá bán khoảng 25 cent/kWh, đảm bảo tài chính bền vững cho doanh nghiệp.

 

Một trong các giải pháp mà Đức và Thụy Điển áp dụng là đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo. Do chi phí đầu tư ban đầu lớn, đặc biệt vào hạ tầng và công nghệ lưu trữ, vẫn khiến giá điện của Đức thuộc hàng cao nhất thế giới, đạt tới 52 cent/kWh.

Dù vậy, các quốc gia này vẫn chọn năng lượng tái tạo như một giải pháp dài hạn để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng tái tạo có thể không giúp giảm chi phí ngay lập tức, nhưng đóng vai trò quan trọng vào việc giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và ổn định thị trường năng lượng trong tương lai.

 

Với Việt Nam, để giải bài toán giữa chi phí và giá bán, chúng ta cũng cần rà soát, đánh giá lại chính sách hỗ trợ giá điện. Thay vì cố gắng áp dụng mức giá điện thấp cho mọi đối tượng, thì chỉ nên tập trung hỗ trợ các hộ gia đình thu nhập thấp. Cũng cần xem lại mức giá hỗ trợ của điện sinh hoạt cho điện sản xuất, đảm bảo các cơ sở sản xuất có động lực thay đổi công nghệ sử dụng điện tiết kiệm hơn.

Trong dài hạn, không chỉ là điều chỉnh giá bán, mà cần kết hợp giữa đầu tư cho năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả quản lý và tiếp tục mở rộng cơ hội cho tư nhân tham gia (hiện tư nhân mới tham gia ở khâu sản xuất điện).

Thực tế là EVN vẫn đang nắm quyền kiểm soát trong cả khâu sản xuất và phân phối điện nên làm giảm khả năng tối ưu hóa chi phí và tăng hiệu quả dịch vụ. Việc mở rộng quyền tự do tham gia vào cả sản xuất và phân phối tại Việt Nam sẽ là hướng đi để giảm độc quyền, tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý cho ngành điện.

VĂN PHÚC
Nguồn www.sggp.org.vn
Link bài gốc

https://www.sggp.org.vn/loi-giai-cho-nganh-dien-post763665.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

Tính đến tháng 9/2024, sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2023, định hướng đến năm 2030, đã có 8/15 mục tiêu hoàn thành, trong đó có 7 mục tiêu hoàn thành vượt mức; 7/15 mục tiêu đang tiếp tục triển khai thực hiện, trong đó, 1 mục tiêu chưa có hướng dẫn về cách tính và thống kê từ các bộ, ngành.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com