Đồng Nai: Điều chỉnh địa giới đất xây sân bay Long Thành

11/04/2019 17:44

MTNN Để xây dựng sân bay Long Thành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí sẽ giải thể toàn bộ xã Suối Trầu và điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã khác của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã: Bình Sơn, Cẩm Đường, Long An, Long Phước, Bàu Cạn và giải thể xã Suối Trầu thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai để phục vụ xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Đồng Nai: Điều chỉnh địa giới đất xây sân bay Long Thành

Để xây dựng sân bay Long Thành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí sẽ giải thể toàn bộ xã Suối Trầu và điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã khác của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã: Bình Sơn, Cẩm Đường, Long An, Long Phước, Bàu Cạn và giải thể xã Suối Trầu thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai để phục vụ xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Theo quy hoạch dự kiến trước đây, sân bay Long Thành có quy mô 50km2, nằm trên địa bàn 6 xã và chiếm hơn 11% tổng diện tích tự nhiên của huyện Long Thành. Dự án có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD), trong đó giai đoạn 1 là 114.000 tỷ đồng (5,4 tỷ USD); kế hoạch chậm nhất 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1.

Trước đó, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, sau khi điều chỉnh địa giới, xã Bình Sơn có diện tích hơn 74km2 và đất thuộc dự án sân bay Long Thành nằm trọn trong xã này. Trong đó, xã Suối Trầu diện tích hơn 14km thì trên 13km đã bị thu hồi để làm sân bay; dân số từ khoảng 5.800 người, sau di dời còn 700 người. Vì vậy sẽ sáp nhập diện tích và dân số còn lại của xã Suối Trầu vào xã Bàu Cạn.

"Việc điều chỉnh địa giới hành chính của 5 xã và giải thể xã Suối Trầu ở huyện Long Thành là cần thiết, phù hợp với thực tế đang diễn ra và được sự đồng thuận cao của nhân dân", lãnh đạo Bộ Nội vụ nói.

"Bên cạnh đó, việc làm này sẽ bảo đảm sự thuận lợi của nhân dân trong đi lại, sản xuất kinh doanh", Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định bổ sung thêm.

Được biết, cũng trong sáng 10/4, Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập 5 phường Xuân Tân, Xuân Lập, Bảo Vinh, Suối Tre, Bàu Sen thuộc thị xã Long Khánh và thành lập TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Theo đó, diện tích tự nhiên của TP. Long Khánh vẫn giữ nguyên, dân số (hơn 91 km2, dân số khoảng trên 171.000 người) và số đơn vị hành chính trực thuộc nhưng giảm 5 xã và tăng 5 phường. 

Như vậy, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 thành phố và 9 huyện); 171 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 34 phường, 6 thị trấn và 131 xã).

(Vnexpress)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ dân phản đối nhưng quy hoạch vẫn được điều chỉnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo xử lý phản ánh của Báo Tiền Phong liên quan đến phản đối của cộng đồng cư dân đối với điều chỉnh quy hoạch các dự án đô thị. Cụ thể, Báo Tiền Phong phản ánh về hàng loạt dự án đô thị xin điều chỉnh quy hoạch gặp phải sự phản đối của cộng đồng cư dân, nhưng nhiều trường hợp vẫn được các cơ quan chức năng ’hợp thức hóa’. Mới đây, hơn 700 hộ dân Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội) do Vinaconex làm chủ đầu tư bức xúc kiến nghị đến các cơ quan chính quyền về việc Khu đô thị bị phá vỡ quy hoạch suốt 20 năm qua và chưa dừng lại.

Hà Nội: nguồn cung nhà đất tăng mạnh

Thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận sự khởi sắc của phân khúc nhà ở gắn liền với đất trong quý 1-2019, với nguồn cung mở bán mới lên đến 2.641 căn. Đây được xem là mức mở bán theo quý cao nhất trên thị trường trong ba năm qua.

3 phương án di dời 13 Bộ ngành ra khu vực Mễ Trì, Tây Hồ Tây

Khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì là 2 địa điểm đang được tính đến để di dời trụ sở 13 Bộ ngành ra khỏi nội đô. Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn quốc gia (VIUP) mới đây đã gửi Bộ Xây dựng báo cáo về 3 phương án di dời. Về việc sử dụng các khu đất vàng, theo báo cáo những khu đất vàng này sẽ thực hiện quản lý, sử dụng, chuyển đổi chức năng phù hợp với các quy hoạch, quy chế quản lý của TP Hà Nội. Công trinh có giá trị kiến trúc thì được bảo tồn, những trụ sở ở khu có hạ tầng tốt thì chuyển sang chức năng thương mại để tạo nguồn vốn đầu tư trụ sở mới.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com