Cocobay ngừng trả lợi nhuận cam kết và mối lo Condotel ‘vỡ trận’

20/11/2019 23:09

MTNN “Việc chủ dự án Cocobay Đà Nẵng không trả được lợi nhuận đúng theo cam kết cho các nhà đầu tư tôi đã cảnh báo cách đây từ 4 năm và cho tới nay, tôi vẫn thấy những rủi ro này ở các dự án khác”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói.

Liên quan đến việc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Tập đoàn Empire) vừa gửi thư tới khách hàng đã chính thức thừa nhận sẽ không thực hiện được việc chi trả nhuận cam kết lên tới 12%/năm như đã ký với khách hàng tại dự án Cocobay Đà Nẵng, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi nhanh với TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế về vấn đề này.

Thưa ông, ông bình luận gì về việc dự án Cocobay Đà Nẵng tuyên bố ngừng trả lợi nhuận cam kết với khách hàng?

Việc chủ dự án Cocobay Đà Nẵng không trả được lợi nhuận đúng theo cam kết cho các nhà đầu tư tôi đã cảnh báo cách đây từ 4 năm.

Hiện tại chưa có cơ sở pháp lý cho một loại hình kinh doanh như vậy. Một loại bất động sản vừa là nhà ở, vừa là cơ sở kinh doanh như khách sạn thì luật Việt Nam chưa có quy định. Nếu hình thức chưa được pháp luật công nhận thì tất cả những tranh chấp xung quanh sẽ rất khó giải quyết. Đây là điều tôi nhìn thấy cách đây 4 năm và hiện tại thì tôi vẫn thấy điều đó.

Tiếp theo, xét về tình hình kinh doanh bất động sản du lịch, đây là thị trường nhiều biến động và rủi ro. Nếu chủ đầu tư cam kết 10-12% lợi nhuận thì họ phải có hợp động dài hạn với các hãng du lịch để đem khách hàng đến trong thời gian hợp đồng có giá trị.

Những điều này tôi thấy không có, từ 4 năm trước và hiện tại cũng vẫn không có. Điều này đưa nhà đầu tư thứ cấp vào một rủi ro là nhà đầu tư sơ cấp không thực hiện được cam kết. Cocobay là một ví dụ, họ đã phá cam kết.

Hơn nữa, một điều đáng lo là nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mai Mỹ - Trung, tình hình du lịch đang chậm lại, ảnh hưởng đến kinh doanh nghỉ dưỡng, người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu, trong đó có du lịch.

Nhà đầu tư sơ cấp đã phá vỡ cam kết, vậy các nhà đầu tư thứ cấp phải làm sao?

Điều đáng lo là những cam kết 10-12% trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp không có quy định chế tài nào. Nếu 1 trong 2 bên không tuân thủ, không đáp ứng được thỏa thuận thì cũng không có biện pháp chế tài nào cả.

Theo tôi, 2 bên cần ngồi lại, tìm cách đàm phán, thỏa thuận với nhau. Nếu 2 bên không thỏa thuận được thì 2 bên đi tìm trọng tài pháp lý giải quyết. Nếu không được thì giải pháp thứ 3 là đưa ra tòa.

Nếu đưa ra tòa, tòa phán quyết chủ đầu tư sơ cấp phải bồi thường thì chủ đầu tư cũng không thể viện cớ pháp luật chưa quy định để chối bỏ trách nhiệm. Do đó, tôi cho rằng nếu khởi kiện ra tòa thì nhà đầu tư thứ cấp có cơ hội thắng, dù mỏng manh.

Cơ hội thắng mỏng manh vì bất động sản nghỉ dưỡng chưa được định hình bởi pháp luật thì việc tranh chấp này ra toà án giải quyết khó khăn. Ngay cả là loại hình nào còn chưa định hình được căn cứ vào đâu mà phán quyết được? Khi đã có tranh chấp mà nền tảng pháp lý chưa rõ ràng thì nhà đầu tư thứ cấp là người chịu rủi ro nhất.

Ông có cho rằng sự việc ở dự án Cocobay Đà Nẵng sẽ châm ngòi nổ cho tình trạng các dự án Condotel không?

Tôi hy vọng điều này không xảy ra nhưng thực sự không có gì bảo đảm là nó không xảy ra. Chúng ta nên thận trọng, bởi có những nhà đầu tư đang làm ăn bài bản và trả lãi cho khách hàng.

Trước Cocobay cũng đã xảy ra vài trường hợp, nhưng Cocobay được quảng bá rầm rộ nên có tác động lớn hơn. Nếu tới đây, một vài dự án rơi vào tình trạng tương tự Cocobay thì sẽ có tác động lớn lan tỏa trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Ông có lời khuyên gì cho các nhà đầu tư khi tham gia vào loại hình này?

Tôi cho rằng nhà đầu tư thứ cấp phải chọn chủ đầu tư có kinh nghiệm, có tình hình tài chính ổn định, có tập đoàn đứng đằng sau, để nếu việc kinh doanh không hiệu quả thì họ vẫn có tiền để chi trả cho nhà đầu tư thứ cấp.

Cùng với đó, nhà đầu tư cũng cần chú ý đến thị trường du lịch. Liệu những dự án đó có kinh doanh khả quan để chủ đầu tư chi trả lãi cam kết hay không? Tôi cho rằng mức lãi cam kết 10-12% này không quá cao, bởi gửi tiền ngân hàng cũng đã 7%.

Xin cảm ơn ông!

Cocobay ngừng trả lợi nhuận cam kết

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Tập đoàn Empire) vừa phát đi thông báo liên quan đến việc thực hiện cam kết lợi nhuận Condotel với khách hàng tại dự án Cocobay Đà Nẵng.

Theo đó, trong thư gửi khách hàng, Công ty Thành Đô cho hay, việc kinh doanh loại hình Condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy, từ 1.1.2020, do những khó khăn về dòng tiền, Công ty Thành Đô chấm dứt việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết trong hợp đồng khi mua Condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng.

Công ty chỉ chịu trách nhiệm với các khoản lợi nhuận như đã cam kết đến hết ngày 31.12.2019 cho các chủ sở hữu Condotel.

Cùng với đó, Công ty Thành Đô cũng đưa ra một số hướng giải quyết đối với các khách hàng đã mua sản phẩm Condotel tại Cocobay Đà Nẵng, gồm:

Giải pháp thứ nhất là khách hàng tiếp tục hợp tác với chủ đầu tư và tiến hành chuyển đổi các Condotel thành căn hộ chung cư với chi phí chuyển đổi dự kiến 15% giá trị căn hộ và được toàn quyền sử dụng như một căn hộ chung cư bình thường. Chủ sở hữu cũng có thể giao lại cho chủ đầu tư căn hộ đó để tiếp tục kinh doanh với những cam kết về thu nhập cố định hàng năm.

Hoặc vẫn giữ lại các Condotel và tiếp tục để chủ đầu tư kinh doanh với bản hợp đồng mới 10 năm, trong đó lợi nhuận trong 3 năm đầu theo thị trường. Sau 3 năm thì lợi nhuận cố định hoặc 80% lãi từ kinh doanh sản phẩm này.

Hướng thứ hai mà Công Thành Đô gợi ý là khách hàng thanh lý hợp đồng mua bán và giao lại các sản phẩm Condotel cho khách hàng để tự kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng mà không có bất kỳ một khoản lợi nhuận cam kết nào như đã ký trước đây. Đồng thời khách hàng nếu tự kinh doanh thì phải đóng một khoản phí vận hành, sử dụng nhất định.

Giải pháp tiếp theo là hai bên tiến hành thanh lý các Condotel đã ký hợp đồng, chủ đầu tư hoàn lai tiền cho khách hàng theo nguyên giá trong hợp đồng đã ký, nhưng Công ty Thành Đô sẽ khấu một số khoản như: chi phí hỗ trợ lãi vay ngân hàng, chi phí hoa hồng, phí phát hành bảo lãnh… và khách hàng bàn giao lại sản phẩm cho Công Thành Đô. Thời hạn chi trả chậm nhất đến 30.9.2020. Trong thời gian chưa chi trả, chủ đầu tư sẽ thanh toán lãi suất 10%/năm đối với số tiền đó.

Lam Thanh thực hiện

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đà Nẵng: Quyết xử lý vi phạm của Mường Thanh cuối tháng Hai

Ngày 8.1, chính quyền quận Ngũ Hành Sơn phát đi thông cáo báo chí thể hiện quan điểm cứng rắn đối với các sai phạm tại Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com