Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: ĐBQH đề xuất giải pháp ’cứu’ VIDIFI

04/06/2019 17:34

MTNN Khoản tiền hơn 4.000 tỷ của VIDIFI đã xác định là nợ của Trung ương thuộc ngân sách phải trả, chậm ngày nào sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp ngày đó. Câu chuyện ’khốn khó’của Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) trở thành ’điểm nóng’ tại Hội trường Quốc hội hôm nay (3/6).

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: ĐBQH đề xuất giải pháp ’cứu’ VIDIFI

Khoản tiền hơn 4.000 tỷ của VIDIFI đã xác định là nợ của Trung ương thuộc ngân sách phải trả, chậm ngày nào sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp ngày đó.

Câu chuyện "khốn khó"của Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) trở thành "điểm nóng" tại Hội trường Quốc hội hôm nay (3/6).

Lo lãi phát sinh làm vỡ phương án tài chính

Tại phiên thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020; Việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến "giải cứu" cho VIDIFI liên quan đến số tiền dành cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (đoàn Hải Phòng) cho biết, từ khi dự án bắt đầu triển khai đến nay đã được 10 năm, các khoản Nhà nước cam kết hoàn trả cho nhà đầu tư theo Quyết định số 746 của Thủ tướng Chính phủ năm 2015 đến nay vẫn chưa thực hiện. Khoản chi giải phóng mặt bằng VIDIFI đã vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam 4.069 tỷ đồng để chuyển toàn bộ cho các địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng từ năm 2008 - 2010, trong đó Hà Nội là 892 tỷ đồng, Hưng Yên 788 tỷ đồng, Hải Dương 992 tỷ đồng và Hải Phòng 1397 tỷ đồng.

Do chưa được cấp tiền nên VIDIFI vẫn đang phải tiếp tục vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam các khoản vay tham gia hỗ trợ của nhà nước theo cam kết với lãi suất bình quân 10%/năm, riêng tính phí lãi vay phát sinh thêm do khoản hỗ trợ giải phóng mặt bằng khoảng trên 800 tỷ đồng. Từ năm 2015 đến nay, nếu các khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án không được tạo điều kiện để cấp kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như tiền lãi phát sinh do khoản hỗ trợ giải phóng mặt bằng chưa được cấp lên đến trên 800 tỷ đồng và tiếp tục chậm sẽ dẫn đến phá vỡ phương án tài chính của dự án, ông Tùng chỉ rõ.

Theo đại biểu Bùi Thanh Tùng, không trả được các khoản vay nợ nước ngoài đến hạn đã được Chính phủ bảo lãnh ảnh hưởng đến các cam kết của Chính phủ đối với nhà tài trợ vốn nước ngoài, ảnh hưởng đến uy tín môi trường đầu tư tại Việt Nam. Dự án đã được 6 định chế tài chính và ngân hàng quốc tế cho vay. Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp tới VIDIFI, thực tế địa phương, việc chậm trả vốn này ảnh hưởng đến trách nhiệm của VIDIFI cũng như chính quyền các địa phương nơi tuyến đường cao tốc đi qua.

"Đối với các nhà thầu phụ là các doanh nghiệp tham gia các tiểu dự án giải phóng mặt bằng như xây dựng khu tái định cư, công trình hoàn trả tại các khu vực tuyến cao tốc đi qua và ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người dân. Mặc dù đã triển khai dự án đường cao tốc 3 năm nhưng nhiều kiến nghị của người dân hiện nay đang tiếp tục giải quyết", ông Tùng nói.

Đồng tình với ý kiến của ông Tùng, đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) đánh giá, dự án này đã đi vào hoạt động từ 2015 và cũng là một trong những dự án trọng điểm quốc gia.

Ông Xuyền cho rằng, nếu Chính phủ đã bố trí được thì rất tốt. Nếu để kéo dài ra nữa, chắc chắn doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, kể cả Chính phủ cũng phải trả nợ. "Tôi tha thiết đề nghị Thường vụ Quốc hội, Quốc hội có thể chấp nhận cho điều chỉnh phương án của Chính phủ về nội dung này", ông Xuyền bày tỏ.


Chậm ngày nào sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp ngày đó

Còn theo nhận định của đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM), nên dành 4.000 tỷ cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. "Chúng ta đã kiểm định, giám sát, tính toán và khoanh khoản nợ này mà cứ để khoản nợ thì 1 năm chúng ta phải chi tiền lãi là 400 tỷ nên có khoản nợ 800 tỷ là hợp lý, bởi lãi suất hiện nay là 9,10% nên chúng ta ưu tiên dự án này", ông Ngân nhấn mạnh.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, về khoản tiền hơn  4.000 tỷ của VIDIFI đã xác định là nợ của Trung ương thuộc ngân sách phải trả và Nghị quyết của Bộ Chính trị đã có ý kiến, Nghị quyết của Quốc hội phù hợp, chậm ngày nào sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp ngày đó.

"Nếu Quốc hội thấy tỷ lệ để trả nợ cao quá thì chúng tôi hoàn toàn chấp hành ý kiến của Quốc hội sẽ xem xét, rà soát để giảm bớt tỷ trọng đó dành ưu tiên cho một số công trình cấp bách hay xử lý một số công việc khác, một phần trả cho VIDIFI, cho đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chứ không sử dụng hết hơn 4.000 tỷ đồng", ông Dũng nêu ý kiến./.

(VOV)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sẽ mở rộng KĐT ven biển Cái Rồng, huyện Vân Đồn

Khu đô thị (KĐT) ven biển thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn đã được UBND tỉnh Quảng Ninh đồng ý cho liên danh Công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thống Nhất và Công ty CP Eurowindow thực hiện nghiên cứu ý tưởng quy hoạch mở rộng.

Hà Nội rộ mô hình cho thuê đất trồng rau

Mô hình cho thuê đất trồng rau để phục vụ gia đình, hoặc đầu tư nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp nông nghiệp được nhiều chủ đầu tư phát triển ở vùng ven Hà Nội. Chủ một đơn vị đang cho thuê đất trồng rau tại Sóc Sơn, Hà Nội báo giá thuê mỗi lô đất 50 m2 là 1,6 triệu đồng mỗi tháng, loại 35 m2 là 1,3 triệu đồng. Giá thuê trên đã bao gồm tiền giống, phân bón, công chăm sóc, đất, nước, lưới... và tiền vận chuyển rau đến tận nhà hàng tuần. Những khách hàng thuê từ vườn rau thứ 2 trở lên sẽ được khuyến mại, giảm giá. Khoản tiền thuê được trả theo từng tháng vào 5 ngày đầu tháng.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com