Các đơn vị tại cụm cảng ICD Trường Thọ được gia hạn hoàn thành di dời đến 30.6.2020

15/07/2019 12:08

MTNN Tin từ website Văn phòng UBND TP.HCM ngày 9.7 cho biết, UBND TP.HCM đã giao Sở TN-MT yêu cầu các đơn vị chưa thực hiện di dời tại cụm cảng ICD Trường Thọ, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức gửi kế hoạch di dời trước ngày 30.7.2019.

Theo đó, UBND TP.HCM sẽ xem xét gia hạn thời gian hoàn thành di dời cho các đơn vị tại cụm cảng ICD Trường Thọ tối đa đến ngày 30.6.2020; đồng thời xử lý các trường hợp đến ngày 30.7.2019 chưa có kế hoạch di dời.

Vào năm 2014, UBND TP.HCM đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu di dời cụm cảng này trong năm 2015-2016 để đảm bảo an toàn giao thông nhưng đến năm 2018 việc di dời vẫn chưa thể hoàn thành.

Cụm cảng ICD Trường Thọ có vị trí chiến lược nằm ở Đông Bắc TP.HCM, gần các khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai. Cụm cảng cạn này có diện tích hơn 63 ha, bao gồm 6 cảng các điểm thông quan nội địa như Phước Long 3, Transimex, Phúc Long... và một số nhà máy thép, xi măng.

Cảng ICD Trường Thọ là một mắt xích quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng vận chuyển hàng hóa tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng vai trò hậu phương cho các cảng biển tại TP.HCM và Cái Mép - Thị Vải.

Do có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc TP.HCM nên từ năm 1995, đã có nhiều ICD (khu logistics cảng) được thành lập tại khu vực giáp ranh TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai để các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu tập kết hàng xuất khẩu và nhận hàng nhập khẩu, thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng. Cụm cảng ICD Trường Thọ, với 5/6 ICD có thể tiếp nhận và làm hàng sà lan, đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đó.

Thế nhưng, sự phát triển của cụm cảng Trường Thọ cũng đã tạo ra vấn đề không nhỏ. Vào mùa cao điểm hàng hóa, một số ICD như Phước Long 3, Sotrans bị quá tải, hoạt động giao nhận hàng hóa khó khăn dẫn đến tắc nghẽn trên xa lộ Hà Nội, gây mất an toàn cả đường bộ lẫn đường thủy.

Theo Sở GTVT TP.HCM, lượng hàng hóa qua cụm cảng ICD Trường Thọ những năm gần đây rất cao (khoảng 15 triệu tấn/năm) có thể nói là cao gấp mấy lần quy hoạch đến 2020, kéo theo lượng ô tô lưu thông ra vào tăng cao (ngày cao điểm trên 3.000 lượt). Do đó, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường kết nối vào cảng (đường số 1, đường số 2) và cả trên xa lộ Hà Nội.

Bên cạnh đó thì trên thực tế, việc di dời cụm cảng chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các ICD và đời sống của cán bộ công nhân viên, cho nên không phải dễ dàng thực hiện ngay mà là một bài toán khó.

Do đó, Sở GTVT TP.HCM cho rằng để đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống cảng biển và giao thông đường thủy, việc duy trì khai thác cụm cảng ICD Trường Thọ là cần thiết. Và để phục vụ tốt cho nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận thì cảng Trường Thọ chỉ có thể di dời khi đã có hệ thống cảng ICD thay thế.

Liên quan đến việc di dời cụm cảng ICD Trường Thọ, vào giữa năm 2018, UBND TP.HCM đã chỉ đạo UBND quận 9 khẩn trương lập, trình cấp thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 tại khu vực có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển - ICD mới tại phường Long Bình, quận 9.

Sau khi đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 được duyệt, Sở KH-ĐT TP.HCM sẽ thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển - ICD mới tại phường Long Bình, quận 9 và dự án khu đô thị Trường Thọ, quận Thủ Đức, tức khu vực cụm cảng Trường Thọ hiện hữu.

Việc đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển ICD Long Bình là để di dời cụm cảng Trường Thọ hiện hữu tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Dự kiến dự án di dời này sẽ thực hiện theo hình thức đầu tư đối tác công tư và chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Công văn số 211/TTg-KTN ngày 3.2.2016..

A.Thư

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bất động sản: Lại tranh luận về 'tư cách' Condotel

Chủ tịch VnREA Nguyễn Trần Nam cho biết ông đã trao đổi với một số doanh nghiệp đang phát triển các dòng sản phẩm bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng. Đa số doanh nghiệp không yêu cầu condotel phải được cấp sổ đỏ vĩnh viễn.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com