Băng rôn đỏ rực tại TNR Goldsilk Complex - "không gian châu Âu trong lòng Hà Nội"

22/08/2019 11:15

MTNN Những ngày này, băng rôn thì đỏ rực, cư dân thì tập trung đông để phản đối sự trở mặt của ban quản lý, chủ đầu tư... tại dự án Goldsilk Complex do HANO-VID làm chủ đầu tư, TNR Holdings phát triển độc quyền.

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (TNR Holdings) - thành viên của Công ty CP Đầu tư TNG Holdings Việt Nam - là đơn vị đầu tư và phát triển một số dự án bất động sản tại Hà Nội như: Goldsilk Complex (430 Vạn Phúc, Hà Đông), Goldmark City (136 Hồ Tùng Mậu, Bắc Từ Liêm), Gold Season (47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân).

Cả 3 dự án trên đã được chủ đầu tư bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng. Đáng nói, ở cả 3 dự án này, đơn vị trực tiếp tiến hành khai thác quản lý vận hành là TNS Property (công ty thành viên của TNG), nhưng cách quản lý vận hành tại các dự án đang vấp phải sự phản đối gay gắt của các cư dân, dẫn tới việc cư dân tại các dự án này phải treo băng rôn phản đối.

Goldsilk Complex với cái gọi là "không gian châu Âu trong lòng Hà Nội"

Sau khi Một Thế Giới đăng tải bài viết phản ánh tình trạng hệ thống thang máy tại dự án Trung tâm thương mại và nhà ở cao tầng và thấp tầng HANO-VID tức Goldsilk Complex (430 Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội), chúng tôi tiếp tục nhận được sự phản ánh của cư dân với sự lo lắng về an nguy tính mạng, mất trật tự an ninh tại dự án này.

Cư dân khốn khổ vì hệ thống thang máy tại Goldsilk Complex hư hỏng, phải dừng hoạt động

Goldsilk Complex được chủ dầu tư quảng cáo với cơ man mỹ từ: Nào là "Không gian châu Âu trong lòng Hà Nội", nào là "Một biểu tượng mới của Hà Đông", nào là chung cư cao cấp 5 sao, đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp Savills Việt Nam... với chuỗi tiện ích 5 sao như: "bể bơi chân mây", vườn treo nhiệt đới trên cao, đầu tư xây dựng tư hệ thống nước sạch, trạm xử lý nước thải công nghệ tiên tiến...

Các hộ dân tại Goldsilk Complex không được ký hợp đồng mua nước sạch với Công ty nước sạch Hà Đông mà phải mua từ chủ đầu tư. Anh N.S.N mỗi tuần phải thay 1 khăn xô bọc vòi nước chỉ để xả nước tắm cho con hằng ngày (ảnh trái) và 2 đến 3 tháng lại phải tốn tiền triệu để thay toàn bộ lõi lọc nước của máy lọc nước RO.

Tuy nhiên, khi khách hàng nhận bàn giao căn hộ về ở mới té ngửa vì những quảng cáo của chủ đầu tư chỉ để... làm màu. Nước sạch thì bẩn không khác gì nước ao bùn.

Khi các hộ nhận bàn giao căn hộ và, về ở đã phát sinh các lỗi hư hỏng trong quá trình xây dựng, các hộ đã nhiều lần có phiếu yêu cầu chủ đầu tư sửa chữa, khắc phục nhưng cho tới nay không được bảo hành, thay thế và sửa chữa.

Rất nhiều căn hộ bị thấm nước mỗi khi trời mưa, dù nhiều lần ghi phiếu yêu cầu chủ đầu tư khắc phục, nhưng vẫn không được phản hồi (ảnh chụp ngày 3.8)

Khi chủ đầu tư bàn giao căn hộ (từ tháng 8.2017), tháng 7.2018, Hội nghị chung cư lần thứ nhất đã được tổ chức thành công, bầu ra Ban quản trị tòa nhà và được UBND quận Hà Đông công nhận. Theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư sẽ phải bàn giao toàn bộ quỹ bảo trì (bao gồm cả lãi suất), hồ sơ pháp lý cùng các hồ sơ thiết kế, kỹ thuật toà nhà, hạ tầng cho Ban quản trị tòa nhà.

Dù đã rất nhiều lần Ban quản trị ra văn bản đề nghị chủ đầu tư bàn giao, nhưng chủ đầu tư tìm mọi lý do để trì hoãn. Thậm chí, chính quyền quận Hà Đông, phường Vạn Phúc đã nhiều lần ra văn bản, tổ chức các cuộc họp giữa các bên, lập biên bản các cuộc họp, kết luận yêu cầu chủ đầu tư bàn giao hồ sơ, hạ tầng cho ban quản trị theo quy định của pháp luật. Các bên đã ký vào biên bản, nhưng quá hạn thời gian, chủ đầu tư vẫn không chịu bàn giao.

Về quỹ bảo trì, tháng 3.2019, ban quản trị tòa nhà đã phải gửi đơn "kêu cứu" gửi Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Sau đó, thành phố và quận Hà Đông đã ra các văn bản, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật thì số tiền gần 30 tỉ đồng mới được bàn giao cho ban quản trị tòa nhà. Tuy nhiên, số tiền quỹ bảo trì thuộc diện tích riêng của chủ đầu tư vẫn không được bàn giao (khoảng 10 tỉ đồng) cùng số tiền lãi theo quy định.

Cư dân phẫn nộ

Nhiều biên bản họp giữa các bên do quận và phường chủ trì, có sự tham gia, ký biên bản của địa diện chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà, nhưng chủ đầu tư và ban quản lý không thực hiện, thậm chí lập tức có những động thái đi ngược các cam kết đã được thống nhất

Trong quá trình vận hành quản lý dự án, đơn vị quản lý vận hành là TNS Property, chủ đầu tư và ban quản trị chưa hề thông qua mức phí dịch vụ; Ban quản trị tòa nhà chưa hề ký hợp đồng thuê đơn vị TNS Property vận hành, nhưng đơn vị này nghiễm nhiên ngồi quản lý, ra các yêu sách như những ông chủ yêu cầu kẻ làm thuê.

Các hạng mục tại dự án dù chưa được chủ đầu tư bàn giao, theo quy định thì trách nhiệm sửa chữa, bảo trì thuộc về chủ đầu tư. Nhưng chủ đầu tư và ban quản lý nhiều lần ra văn bản đề nghị ban quản trị trích quỹ bảo trì để sửa chữa, khắc phục.

Dịch vụ vận hành tại dự án rất bất cập: an ninh trật tự không được đảm bảo, dù chủ đầu tư luôn nói tòa nhà được bảo vệ 3 lớp, nhưng người lạ ra vào tòa nhà rất tự nhiên, thậm chí lên tận sân thượng, đến tận từng căn hộ phát tờ rơi quảng cáo nhưng bảo vệ không hề phát hiện, ngăn chặn.

Đã nhiều ngày nay, bộ phận an ninh toà nhà đã bị cắt giảm, tối đến, tại 2 sảnh tầng 1 của tòa nhà không có bóng dáng bảo vệ chốt trực.

Đáng chú ý nhất là sự bất đồng quan điểm giữa chủ đầu tư, ban quản lý với ban quản trị và cư dân Goldsilk về mức phí dịch vụ. Các bên chưa hề có biên bản thống nhất mức phí, nhưng bản quản lý đưa ra mức "tạm thu" 7.700 đồng/m2, rồi 6.600 đồng/m2. Cư dân không đồng ý đóng phí dịch vụ vì chất lượng dịch vụ không tương xứng và không có sự minh bạch trong thu chi.

Để ép cư dân đóng tiền dịch vụ, ban quản lý tòa nhà đã tiến hành cắt giảm các chốt bảo vệ, cắt điện hành lang, vận hành hệ thống cấp khí tươi vào hành lang kín không đúng thiết kế... Thậm chí, cư dân tại Goldsilk nghi ngờ ban quản lý đã có những tác động tới cả hệ thống thang máy, khiến thang máy hư hỏng, nóng bức và bí khí, có những thời điểm, nhiệt độ trong buồng thang máy lên tới gần 38 độ C.

Đỉnh điểm của sự o ép cư dân mà ban quản lý tòa nhà đã làm là việc tự ý cắt nước sinh hoạt, dù các hộ luôn đóng tiền nước đầy đủ, thậm chí có những căn hộ đóng cả tiền dịch vụ mà ban quản lý nói là "tạm thu" nhưng vẫn bị cắt nước.

Nhiều hộ bị lãnh đạo TNS chỉ đạo bộ phận kỹ thuật tòa nhà cắt nước, khiến cư dân bức xúc kéo nhau xuống tìm gặp ban quản lý, kỹ thuật làm rõ nhưng... tất cả đã mang hết chìa khóa phòng kỹ thuật nước rời khỏi dự án

Đặc biệt, tại cuộc họp giữa các bên do Phòng quản lý đô thị quận Hà Đông và UBND phường Vạn Phúc chủ trì diễn ra chiều 15.8, các bên đã ký biên bản thống nhất chủ đầu tư và ban quản lý: "Phải đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cho tòa nhà, đảm bảo cung cấp các dịch vụ điện nước cho nhân dân cũng như công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội" cho tới khi kết thúc bàn giao hồ sơ, hạ tầng dự án Goldsilk Complex cho ban quản trị.

Dù chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà đã ký biên bản thống nhất các nội dung trên nhưng ngay sáng hôm sau, ban quản lý ra văn bản thông báo cắt giảm các dịch vụ tại tòa nhà. Đồng thời tiến hành cắt nước sinh hoạt của các hộ dân trái quy định pháp luật.

Các cư dân tại tòa nhà đã cùng ban quản trị lập "đội an ninh" (có cả các cư dân đang công tác trong lực lượng công an), thay phiên nhau tuần tra, kiểm soát tòa nhà vào ban đêm để bảo vệ an ninh trật tự.

Cách hành xử của chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà đã khiến cư dân Goldsilk Complex rất bức xúc, phẫn nộ, hàng trăm hộ dân đã tiến hành căng băng rôn phản đối.

Ghi nhận thực tế tại tòa nhà những ngày này cho thấy, có tới 4/10 thang máy đang dừng hoạt động, đội ngũ bảo vệ chốt trực chỉ còn duy trì tại hầm B1 và các tầng đế - nơi trông giữ ô tô, vệ sinh môi trường cũng bị cắt giảm, điện chiếu sáng không đảm bảo, còn nhiều nhà vẫn bị cắt nước sinh hoạt...

Để đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại tòa nhà, tránh tình trạng xảy ra trộm cắp, mất trật tự, cư dân sinh sống tại tòa nhà cùng ban quản trị thành lập tổ "đội an ninh" do chính các cư dân phụ trách. "Đội an ninh" này cắt cử luân phiên trông gác tại 2 sảnh tầng 1 của 2 tòa nhà suốt đêm.

Không chỉ có dự án Goldsilk Complex nảy sinh những mâu thuẫn dẫn tới sự phản đối gay gắt của cư dân. Tại các dự án khác của TNR là Gold Mark City, Gold Season cũng xảy ra tình trạng tương tự. Cư dân tại 2 dự án này cũng diễn ra cảnh cư dân tập trung, căng băng rôn phản đối.

Nam Phong

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lợi thế khi sở hữu ‘ngôi nhà thứ hai’ miền biển Hồ Tràm

Người Việt - đặc biệt là các gia đình có trẻ em - đều rất thích có ngôi nhà ven biển để du lịch, nghỉ dưỡng thường xuyên. Ảnh hưởng của xu hướng thế giới, nhu cầu sở hữu second home biển - “ngôi nhà thứ hai” trong khu tổ hợp hội tụ nhiều tiện ích đang lên ngôi.

Thực hư chuyện rao bán đất dự án ‘ma’ ngay TP.Bạc Liêu

Trước nghi vấn dự án khu đô thị Bạc Liêu City là dự án "ma", ông Hoàng Thanh Long - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng Hoàng Phát - chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Hoàng Phát đã lên tiếng giải thích.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com