Băn khoăn việc Chính phủ muốn 'chỉ định thầu' dự án sân bay Long Thành

30/10/2019 14:21

MTNN Sáng 14.10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1.

Đây là phiên thẩm tra quyết định có đưa báo cáo này ra xem xét tại phiên họp 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 17.10 tới hay là không.

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói, đây là dự án hết sức quan trọng nhưng đến nay báo cáo thẩm định cũng mới chỉ xem xét một số nội dung và trên cơ sở đó Chính phủ cũng có tờ trình ra Quốc hội.

Nếu ACV làm thì an ninh an toàn hơn?

Trình bày tờ tình của Chính phủ tại phiên họp, Thứ trưởng GTVT Lê Anh Tuấn cho hay, một nội dung mới của báo cáo là Chính phủ muốn đề xuất Quốc hội thông qua việc giao cho ACV (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) đầu tư các hạng mục chính giai đoạn 1 của dự án với tổng mức đầu tư 4,8 tỉ USD, tương đương 111.000 tỉ đồng.

Lý do là theo quy định ghi trong Nghị quyết số 94 năm 2015 của Quốc hội khóa XIII thì dự án có thể sử dụng phần vốn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng không, vốn doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đấu thầu vẫn phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án và cần được Quốc hội thông qua.

Nêu ý kiến của mình, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đưa ra một số lý do Chính phủ đồng ý để ACV là đơn vị chủ lực đầu tư, khai thác sân bay Long Thành.

Đó là vốn nhà nước đang chiếm 95% vốn của ACV và sắp tới tiếp tục tăng lên gần 100%. ACV cũng đang quản lý, khai thác 21/22 cảng hàng không trên cả nước. Hiện ACV đã cân đối nguồn lực bố trí hơn 37% vốn, số còn lại huy động của các tổ chức tín dụng chứ không hợp tác (sân bay quốc tế không cổ phần hóa), ông Thể nói và nhận định tổ chức nào làm cũng được nhưng nếu ACV làm thì an ninh an toàn, nhất là vấn đề đảm bảo an toàn cho các nguyên thủ.

Trong tờ trình, Chính phủ cũng cho rằng, việc ACV đầu tư, khai thác cảng sẽ giúp Nhà nước chủ động điều hành, quyết định các nhiệm vụ quan trọng, thực hiện công cụ điều tiết vĩ mô phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh an toàn tại cảng hàng không cửa ngõ quốc gia.

Đây thực chất là chỉ định thầu?

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, vấn đề rất khó cần được thảo luận là việc Chính phủ đề nghị giao cho ACV trực tiếp đầu tư sân bay Long Thành thực chất là chỉ định thầu, trong khi theo luật là phải đấu thầu.

Ông còn băn khoăn việc Quốc hội chưa bao giờ giao cho doanh nghiệp nào đầu tư một công trình nào cụ thể cả. Hơn nữa, hiện ACV còn quản lý, khai thác 21/22 cảng hàng không khác của cả nước (đang đầu tư nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, sắp tới là sân bay Điện Biên) thì khả năng tài chính có đáp ứng được không?

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang, xét về mặt thẩm quyền, chỉ định thầu tức là làm khác luật mà khác luật thì phải trình Quốc hội, trong khi theo quy định của Luật Đấu thầu thì dự án sân bay Long Thành phải đấu thầu.

Ông Giang cũng nhắc lại và đề nghị, Chính phủ chỉ nên xin Quốc hội thông qua chủ trương chỉ định thầu chứ không phải xin cho một doanh nghiệp cụ thể nào, từ trước tới nay Quốc hội chưa chỉ định thầu cho doanh nghiệp nào cả. Bên cạnh đó, cần phải báo cáo rất rõ việc chỉ định thầu ảnh hưởng như thế nào đến các điều ước quốc tế và tính công khai minh bạch.

Tờ trình của Chính phủ chia giai đoạn 1 của dự án sân bay Long Thành thành 4 hạng mục và đề xuất:

Hạng mục 1 (các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước): giao ACV đầu tư, sau đó cho các cơ quan quản lý nhà nước thuê lại.

Hạng mục 2 (các công trình phục vụ quản lý bay) giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.

Hạng mục 3 (các công trình thiết yếu của cảng hàng không) giao cho ACV trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.

Hạng mục 4 (các công trình dịch vụ): giao ACV hợp tác đầu tư, nhượng quyền đầu tư, khai thác hoặc xã hội hóa đầu tư. Hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

A.T.T tổng hợp từ VnEconomy, TNO

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tập đoàn FLC đầu tư tòa tháp 72 tầng tại Hải Phòng

Với độ cao 290 m, tiêu chuẩn chất lượng 6 sao, Dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê 72 tầng do Tập đoàn FLC nghiên cứu đầu tư được kỳ vọng sẽ trở thành công trình biểu tượng của Hải Phòng. Đây cũng là một trong ba tòa tháp cao nhất Việt Nam ở thời điểm này.

Hà Nội "đốc" các quận, huyện xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo

(HNMO) - Các công trình đã được đền bù để thực hiện giải phóng mặt bằng sẽ bị phá dỡ toàn bộ, bao gồm cả phần công trình còn lại nằm ngoài chỉ giới để không phát sinh công trình siêu mỏng, siêu méo tại các tuyến đường mới mở.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com