Để các dự án xử lý rác sinh hoạt đi vào hiệu quả

27/07/2025 10:06

MTNN Công nghệ, cơ chế chính sách, đơn giá xử lý rác sinh hoạt không chỉ tại các đô thị lớn mà ở các địa phương trên cả nước vẫn đang là vấn đề cần quan tâm và xem xét. Bài học từ tỉnh Ninh Bình sẽ là cơ sở để các địa phương khác có thể tham khảo và triển khai hiệu quả trong thời gian tới.

Cần cập nhật, triển khai hiệu quả khi Chính sách mới có hiệu lực

Ngày 22/01/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Ninh Bình đã có tờ trình phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ “Lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” với tổng kinh phí thực hiện gần 90,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc chính trong đề xuất này là cách xác định đơn giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, kinh phí thực hiện gói thầu được lập căn cứ theo đơn giá tạm tính là 450.000 đồng/tấn.

Lý giải cách đưa ra mức giá này là bởi Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đến thời điểm phê duyệt chưa ban hành định mức kinh tế kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt nên áp dụng theo đơn giá của một số địa phương đã ký hợp đồng với nhà đầu tư để xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện.

Định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 06/02/2025 sẽ gỡ rối cho không ít địa phương trong cả nước trong xử lý rác thải

Cụ thể, đơn giá dịch vụ của các địa phương như: Tỉnh Bắc Ninh là 396.000 đồng/tấn rác, thành phố Hà Nội là 21-23 USD/tấn rác, tỉnh Phú Thọ là 16 USD/tấn rác và tỉnh Thừa Thiên Huế là 395.000 đồng/tấn rác.

Tuy nhiên, Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình cho rằng đơn giá mà Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất là chưa có đủ cơ sở. Bởi lẽ, ngày 20/12/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã ban hành Thông tư số 36/TT-BTNMT về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 06/02/2025.

Sở Nông nghiệp và Môi trường hiện chưa báo cáo về các điều kiện lập dự toán nhiệm vụ; lý do không áp dụng phương pháp lập dự toán; phương pháp xác định đơn giá tạm tính. Vì thế UBND tỉnh Ninh Bình cần giao Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. Đây là các nhiệm vụ khó, cần nghiên cứu sâu, mất nhiều thời gian nên sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ các nhiệm vụ, dự án, ít nhiều ảnh hưởng đến kinh phí của nhiều tổ chức, cá nhân liên quan.

Từ thực tế trên tại Ninh Bình, việc các địa phương phải nghiên cứu kỹ hệ thống văn bản, cơ chế chính sách của Bộ, ban ngành cũng như của địa phương, sẵn sàng đón đầu và chuyển đổi khi chính sách mới có hiệu lực là hết sức cần thiết, không bị động và tốn kém nguồn lực giải quyết vấn đề.

Không chỉ là các chính sách mới, các chính sách có liên quan đã có hiệu lực, cũng như các dự án đã triển khai là cơ sở để các địa phương chuẩn bị triển khai các dự án xử lý rác thải sinh hoạt cần quan tâm, xem xét.

Thống nhất công nghệ lựa chọn để mời thầu

Công nghệ xử lý rác thải là một thành phần quan trọng cấu thành đơn giá xử lý rác thải sinh hoạt. Công nghệ cao, giá thành cũng cao. Tuy nhiên, thực tế là nhiều địa phương vẫn loay hoay về trong việc lựa chọn công nghệ, nhà đầu tư và quản lý sau đầu tư. Có địa phương lượng chất thải rắn phải xử lý ít nhưng đầu tư quy mô và công nghệ như các thành phố lớn dẫn đến lãng phí và vận hành không hiệu quả.

Việc quản lý, xử lý chất thải rắn cần lựa chọn công nghệ phù hợp, nhà đầu tư phù hợp cho từng địa phương với địa bàn cụ thể. Sự lựa chọn công nghệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình địa phương, loại rác thải, quy mô xử lý, nguồn lực kinh tế và môi trường; không có công nghệ nào được xem là duy nhất, là tối ưu nhất.

Công nghệ là tiêu chí quan trọng nhất để xử lý chất thải rắn hiệu quả.

Công nghệ là tiêu chí quan trọng nhất để xử lý chất thải rắn hiệu quả. Tuy nhiên, không phải cứ áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại nhất của nước ngoài là phù hợp bởi đặc thù chất thải rắn chưa qua phân loại tại Việt Nam rất khác biệt. Cần tùy theo đặc thù của từng địa phương để lựa chọn công nghệ phù hợp nhằm đảm bảo tính bền vững và tạo ra hiệu quả tốt nhất.

Nhiều địa phương dù lượng chất thải phải xử lý không lớn nhưng suất đầu tư vào công nghệ quá lớn, không phù hợp với tình hình thực tiễn. Ví dụ thực tế như công nghệ đốt rác thu hồi năng lượng chỉ nên áp dụng cho các địa phương có lượng rác cần đốt trên 500 tấn/ngày, dưới công suất này sẽ trở nên lãng phí và tốn kém. Tuy nhiên, rất nhiều tỉnh đầu tư công nghệ này như các thành phố lớn. Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển chất thải chưa đồng bộ dẫn đến việc khi áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài không đạt được các mục tiêu về kỹ thuật lẫn kinh tế, không hiệu quả. Do vậy, việc quy hoạch, công nghệ xử lý chất thải rắn phải tính đến dư địa cho ứng dụng như công nghệ sinh học.

Việc ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn cần được xem xét, tính toán phù hợp với điều kiện đặc trưng của từng vùng miền, địa phương. Đặc biệt là với chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta có độ ẩm cao, lẫn nhiều tạp chất, phân loại đầu nguồn chưa tốt… Do đó, công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với Việt Nam phải khắc phục được những nhược điểm trên và có giá thành đầu tư phù hợp.

Mặt khác, tư duy quản lý chất thải rắn có nhiều thay đổi, từ “tiêu hủy” đến “quản lý” rồi “quản lý tổng hợp”, từ “chất thải’ đến “coi chất thải là tài nguyên”, từ nền “kinh tế tuyến tính” sang “nền kinh tế tuần hoàn”. Trong đó các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải được coi là những biện pháp hữu hiệu để giảm khối lượng rác thải phải chôn lấp, từ đó tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá, giảm các nguy cơ về môi trường. Do đó, lựa chọn công nghệ vẫn cần nghiên cứu căn cơ các vấn đề liên quan đến tái chế, tái sử dụng.

Nhiều vấn đề liên quan khác trong xử lý rác thải sinh hoạt cần quan tâm

Khó khăn lớn nhất hiện nay là kêu gọi xã hội hóa để xây dựng các nhà máy xử lý rác thải đốt, phát điện. Đơn giá xử lý thấp, quá trình đầu tư dài, chủ trương đường lối chưa thật sự gợi mở… gây khó khăn nhiều cho việc đầu tư xã hội hóa vào hoạt động xử lý rác thải. Chính từ việc không có đơn vị cạnh tranh, không có doanh nghiệp đầu tư đã phần nào khiến giá thành xử lý chất thải có nhiều ảnh hưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các dự án.

Bên cạnh đó, việc phân loại, xử lý rác tại các nhà máy còn khó khăn cũng là việc khiến đơn giá xử lý rác thải, chất lượng xử lý rác thải thay đổi. Phân loại rác tại nguồn không tốt, chưa triệt để dẫn đến hiệu suất xử lý của nhà máy không cao, bội chi kinh phí cho các công tác phân loại thứ cấp…

Để đầu tư các dự án điện rác hay các nhà máy xử lý rác thải mới, bài học không chỉ dừng lại ở Ninh Bình mà còn ở các địa phương khác trên cả nước. Muốn các dự án xử lý rác thải mang đến hiệu quả như kỳ vọng cần phải thật sự nắm vững nội dung yêu cầu về kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải, rác sinh hoạt; chủ động tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nghiên cứu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với công nghệ và địa phương; hình thức để định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể chất, thể tích chất thải; phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải…

Cùng với đó, các cơ quan hữu quan cần thống nhất công nghệ lựa chọn để mời thầu; đánh giá những khó khăn, vướng mắc, những dữ liệu đầu vào còn thiếu trong quá trình xây dựng đơn giá theo phương pháp định mức kinh tế - kỹ thuật; xác định đơn giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương pháp tính toán của Sở Nông nghiệp và Môi trường các địa phương.

Phạm Kiên
Nguồn congnghiepmoitruong.vn
Link bài gốc

https://congnghiepmoitruong.vn/de-cac-du-an-xu-ly-rac-sinh-hoat-di-vao-hieu-qua-15410.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com