ĐBQH lo lắng trước sự xuống cấp đạo đức xã hội

04/11/2019 06:16

MTNN

 ĐB Nguyễn Thị Thủy (tỉnh Bắc Kạn) phát biểu tại hội trường. (Ảnh: quochoi.vn)

Chiều 4/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.

Nhiều đại biểu (ĐB) đánh giá tội phạm về trật tự xã hội tuy đã được kiềm chế về số vụ nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Trong đó, nhiều đại biểu bày tỏ sự lo lắng trước sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, về cách ứng xử giữa con người với con người sau các vụ thảm án xảy ra gần đây.

Phát biểu tại phiên họp, ĐB Nguyễn Thị Thủy (tỉnh Bắc Kạn) nêu lên ba thực trạng đáng báo động trong tình hình tội phạm gần đây. Trong đó, nổi lên nhiều vụ án mạng nghiêm trọng, dã man chỉ vì những lý do nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Qua theo dõi các vụ án gần đây, ĐB nhận thấy, có những điểm bất thường so với giai đoạn trước đây. Đó là việc xảy ra nhiều vụ án do người thân gây ra. Theo thống kê, số lượng các vụ án mạng xảy ra trong gia đình chiếm tới 18 - 20%, tương đương khoảng 200 vụ/năm. “Đây là con số rất lớn, trong đó, nhiều vụ mang tính chất "thảm sát" chỉ vì lý do liên quan đến kinh tế như vụ án gây chấn động dư luận xảy ra ở Đan Phượng, Hà Nội đầu tháng 9 vừa qua, chỉ vì nửa mét đất mà người anh trai ra tay sát hại gần như cả gia đình người em” – ĐB phát biểu.

ĐB cũng cho biết, nếu như trước đây, những vụ án nghiêm trọng xảy ra do mâu thuẫn âm ỉ kéo dài thì gần đây nổi lên nhiều vụ án do mâu thuẫn bộc phát nhất thời, trong đó có nhiều vụ án do va chạm giao thông, xích mích trong lúc uống rượu bia...

Một thực trạng đáng quan ngại khác được ĐB chỉ ra là xu hướng trẻ hoá tội phạm phạm tội giết người. Theo thống kê, 60% đối tượng phạm tội giết người ở độ tuổi dưới 30, trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 30% trong giai đoạn trước đây.

Nêu lên ba thực trạng này, ĐB cho rằng,  ở đây có nguyên nhân là việc giáo dục trong gia đình buông lỏng, thiếu quan tâm. Tiếp đó, giáo dục trong nhà trường nặng kiến thức chuyên môn mà giáo dục nhân cách, trách nhiệm công dân chưa tương xứng. "Nhiều học sinh coi Giáo dục Công dân là môn học phụ. Sự bùng nổ công nghệ thông tin kéo theo những hình ảnh tội ác tràn lan trên mạng. Hiện tượng giang hồ mạng phô trương lối sống giang hồ nhưng lại được nhiều người xem, nhiều người tương tác, một bộ phận thì hâm mộ", đại biểu nêu.

"Trong một chừng mực nhất định, chúng ta đã chưa thành công trong giáo dục nhân cách", ĐB Nguyễn Thị Thuỷ nhận định.

Khẳng định những vụ án nêu trên đã gióng hồi chuông báo động về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về nhân cách, ĐB cho rằng, phòng ngừa tội phạm giết người không thể phó mặc cho các cơ quan tư pháp, công an mà cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành, đoàn thể. Trong đó, cần có giải pháp căn cơ đến từ ngành giáo dục - văn hóa mới có thể tạo chuyển biến tích cực, ổn định.

ĐB kiến nghị Bộ Công an tổng kết tình hình tội phạm giết người trong thời gian qua và tham mưu cho chính phủ có những giải pháp phù hợp với tình hình mới, trong đó đặc biệt cần chú trọng vào những biện pháp mang tính phòng ngừa xã hội và phân công cụ thể trách nhiệm cho các cấp, ngành thực hiện.

Cũng về nội dung này, ĐB Phạm Thị Thanh Thủy (tỉnh Thanh Hóa) chung nhận định, gia đình không lành mạnh là nguyên nhân làm tội phạm trong nước ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng.  “Các vụ án hôn nhân và gia đình phải thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là hơn 285 nghìn vụ, trong đó ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm 84% tổng số các vụ án ly hôn mà Tòa án giải quyết”, bà dẫn báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao.

Bà cũng chỉ ra, trong một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, có hơn 60% số người phạm tội giết người xuất thân từ những gia đình phức tạp, có vấn đề như người thân, anh chị em có tiền án tiền sự, bố mẹ ly hôn phải sống với ông bà, anh chị em từ nhỏ. Điều này cho thấy việc gìn giữ hạnh phúc gia đình đặc biệt trong lớp trẻ hiện nay phải được quan tâm.

Mặt khác, theo bà, sự thiếu hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của một bộ phận thanh niên hiện nay rất đáng báo động. Nguyên nhân là trình độ học vấn hạn chế, thích đua đòi thụ hưởng, dễ kích động nên động cơ phạm tội bắt nguồn từ mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt, va chạm giao thông…

Ngoài ra, theo ĐB, mặt trái của công nghệ thông tin, đặc biệt là thông tin ngoài luồng xuất phát từ mạng xã hội, blog cá nhân; ảnh hưởng của trò chơi trực tuyến, phim ảnh có yếu tố bạo lực, đồ trụy đã làm gia tăng tội phạm. Rất nhiều vụ đối tượng thực hiện hành vi phạm tội giết người do ám ảnh bởi những trò chơi giết người trên game hay phim bạo lực./.

Tú Giang
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com