ESD dùng điện nâng và loại bỏ bụi trên các bề mặt khác. Loại bỏ bụi tích điện tĩnh hiệu quả rất cần thiết cho thành công của loạt sứ mệnh lên Mặt trăng mà NASA sắp triển khai.
Một mẫu thử nghiệm ESD
Tiến sĩ Charles Buhler (Trung tâm Vũ trụ Kennedy) cho biết bụi mặt trăng có thể xâm nhập roong, vòng đệm, cửa sập trên trang thiết bị hoặc thậm chí không gian bên trong tàu vũ trụ, gây ra nhiều vấn đề cho cả tàu lẫn phi hành gia. Đặc biệt bụi mặt trăng có tính dính nên khó loại bỏ.
Phi hành gia NASA Harrison Schmitt khi tham gia sứ mệnh Apollo 17 đã bị dị ứng với bụi mặt trăng. Nhà khoa học kỳ cựu Kim Prisk (Đại học Auckland) khuyến cáo rằng những hạt bụi nhỏ hơn đường kính sợi tóc người 50 lần có thể tồn tại trong phổi hàng tháng. Ảnh hưởng sức khỏe khi tiếp xúc với chúng vẫn còn là bí ẩn.
Dựa trên ý tưởng NASA đưa ra cách đây 57 năm, Trung tâm Vũ trụ Kennedy bắt tay vào phát triển ESD từ năm 2004. Đến năm 2019, công nghệ được đưa lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) thử nghiệm, lần đầu tiếp xúc với môi trường không gian.
Nhà khoa học NASA Carlos Calle giải thích ESD hoạt động dựa trên điện cực trong suốt, có thể được tích hợp lên tấm che mặt, ống kính máy ảnh, dụng cụ quang học, cửa sổ hay trang phục phi hành gia.
Trải qua thử nghiệm trong buồng chân không, công nghệ cho kết quả vô cùng hứa hẹn: loại bỏ lớp đất đá mặt trăng mô phỏng cũng như mẫu đất đá thu thập qua các sứ mệnh Apollo chỉ trong vòng 1 giây. Tiến bộ gần đây là EDS được tích hợp lên hai ống kính của máy ảnh EagleCam do một nhóm sinh viên Đại học Hàng không Embry Riddle phát triển.
Dự kiến vào cuối năm 2024, NASA sẽ thử nghiệm công nghệ này trên Mặt trăng.
Nguồn 1thegioi.vn
Link bài gốchttps://1thegioi.vn/cong-nghe-tam-chan-dien-dong-luc-doi-pho-bui-mat-trang-216082.html