Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ bị cách chức: Sự ra đi tất yếu

14/09/2019 02:15

MTNN (HNM) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cách chức Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton, một trong những vị trí thành viên nội các quan trọng nhất của Chính phủ Mỹ. Sự kiện này diễn ra sau một thời gian dài Tổng thống D.Trump và ông J.Bolton có hàng loạt quan điểm khác biệt trong chính sách an ninh và đối ngoại của nước Mỹ.

(HNM) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cách chức Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton, một trong những vị trí thành viên nội các quan trọng nhất của Chính phủ Mỹ. Sự kiện này diễn ra sau một thời gian dài Tổng thống D.Trump và ông J.Bolton có hàng loạt quan điểm khác biệt trong chính sách an ninh và đối ngoại của nước Mỹ.

Ông J.Bolton trở thành Cố vấn An ninh quốc gia hồi tháng 4-2018, thời điểm mà nhiều tiếng nói ôn hòa tại Nhà Trắng đã ra đi. Là người mang tư tưởng cứng rắn, ông J.Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo lúc bấy giờ được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong chính sách an ninh và đối ngoại của nước Mỹ.

Ông J.Bolton bị cách chức vì có nhiều quan điểm bất đồng với chính sách an ninh và đối ngoại của Tổng thống D.Trump.

Thực tế, vị Cố vấn An ninh quốc gia này đã gây ảnh hưởng với ông chủ Nhà Trắng ở một số vấn đề. Năm 2018, Tổng thống D.Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran - thỏa thuận mà ông J.Bolton phản đối và muốn loại bỏ từ khi cựu Tổng thống Barack Obama ký năm 2015. Năm nay, Tổng thống D.Trump đã ủng hộ nỗ lực loại bỏ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, một người luôn bị ông J.Bolton chỉ trích.

Tuy vậy, ông J.Bolton nổi tiếng nhất bởi công khai và nhiệt tình kêu gọi Mỹ ném bom các quốc gia mà ông cho là nguy hiểm như Triều Tiên và Iran vì theo đuổi vũ khí hạt nhân. Quan điểm cứng rắn của ông J.Bolton cũng được cho là một trong những lý do khiến Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội không đạt được thỏa thuận.

Nhưng may mắn là Tổng thống D.Trump đã chọn đối thoại thay vì đối đầu. Minh chứng là ông đã hủy bỏ vào phút chót quyết định không kích trả đũa Iran sau vụ Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ hồi tháng 6-2019. Ngoài ra, bất chấp phản ứng của ông J.Bolton, Tổng thống D.Trump vẫn theo đuổi đàm phán ngoại giao với Triều Tiên cho dù nước này đã nối lại các vụ thử tên lửa trong vài tuần qua.

Xung đột giữa ông J.Bolton và người đứng đầu nước Mỹ cuối cùng đã đến thời điểm bùng phát, khi hai người tranh luận gay gắt về tiến trình hòa bình tại Afghanistan. Ông D.Trump ngỏ ý muốn rút binh sĩ khỏi Afghanistan trong khi ông J.Bolton không hài lòng về vấn đề này.

Lập trường cứng rắn của ông J.Bolton đi ngược lại với chủ trương hòa hoãn của Tổng thống D.Trump, người luôn muốn thể hiện mình là một nhà đàm phán lão luyện và sẵn sàng đặt bút ký vào một thỏa thuận có lợi với bất kỳ ai. Sự khác biệt về quan điểm này khiến ông J.Bolton buộc phải ra đi. Như vậy, ông J.Bolton là người thứ ba sau Tướng H.R. McMaster và Tướng Michael Flynn rời khỏi vị trí Cố vấn An ninh quốc gia.

Xét trên nhiều lĩnh vực, việc ông J.Bolton ra đi được nhận định sẽ mở ra nhiều triển vọng trong chính sách ngoại giao cho xứ Cờ hoa. Quan trọng hơn, điều này mang tính “sống còn” đối với ông D.Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ suy giảm, bên cạnh việc tìm kiếm giải pháp nhằm khôi phục niềm tin của người dân, Tổng thống D.Trump cần gặt hái thành công về đối ngoại tại những điểm nóng.

Cụ thể, ông D.Trump có thể thực hiện các chính sách mềm mỏng hơn với Tehran, thậm chí là tiến tới Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Iran. Các nhà phân tích khẳng định, sự ra đi của ông J.Bolton cũng có thể giúp ích cho Washington trong việc kêu gọi Bình Nhưỡng nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa hay góp phần cải thiện quan hệ Washington - Mátxcơva.

Người thay thế ông J.Bolton tới đây có thể sẽ phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề, triển khai “sức mạnh mềm” và chắc chắn phải là người có cùng quan điểm với Tổng thống D.Trump. Đây là nhiệm vụ cũng không dễ dàng đối với tân Cố vấn An ninh quốc gia, sẽ được Tổng thống D.Trump công bố vào tuần tới.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com