hiều quốc gia phát triển vận dụng tăng trưởng xanh trong mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia và đạt được những thành tựu lớn.
Mỹ dẫn đầu kinh tế xanh toàn cầu
Là quốc gia sớm tiếp cận với mục tiêu xanh hóa nền kinh tế, dẫn đầu kinh tế xanh toàn cầu, Chính phủ Mỹ thực hiện các mục tiêu giảm phát trong dài hạn, triển khai các chính sách phát triển kinh tế xanh thông qua việc thực hiện tiết kiệm năng lượng kết hợp với chính sách năng lượng tái tạo.
Từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Chính phủ Mỹ phải chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững, thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế xanh, nghĩa là tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Ảnh minh họa.
Mỹ muốn trở thành nước đi đầu trong công nghệ sạch, với hướng tiếp cận mới theo “kinh tế carbon thấp”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính được thể hiện trong một số đạo luật đang được đưa ra bàn thảo để đi đến quyết định ban hành. Mỹ luôn lấy tiêu chí hiệu quả kinh tế để thực thi chính sách, động lực thị trường thúc đẩy đổi mới công nghệ, thực thi bảo vệ môi trường có khoa học và kế hoạch rõ ràng theo từng giai đoạn cụ thể.
Trung Quốc phát triển theo hướng carbon thấp và tăng trưởng xanh
Là một quốc gia đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái suy giảm nghiêm trọng, thiếu hụt lớn nguồn tài nguyên và năng lượng cho phát triển kinh tế.
Trung Quốc phải chuyển dịch từ phương thức phát triển kinh tế tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương thức tiết kiệm tài nguyên, nhấn mạnh bảo vệ môi trường và GDP xanh, khuyến khích đổi mới kỹ thuật, sản xuất xanh và phát triển bền vững.
Chính quyền Bắc Kinh hướng tới nền kinh tế xanh, phát triển theo hướng carbon thấp và tăng trưởng xanh, với kỳ vọng tạo ra sức cạnh tranh của các ngành sản xuất trên thị trường thế giới, như: xây dựng hệ thống thuế xanh, đặc biệt chú ý đến các chính sách tín dụng xanh, phát triển trái phiếu xanh.
Thông qua việc cho phép phát triển các khu công nghệ cao, Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định và luật lệ liên quan như quy định về phạm vi các lĩnh vực khoa học, công nghệ cao được phát triển, các ngành công nghệ thay thế khác cho các ngành công nghiệp truyền thống.
Các nước Tây Âu và Nhật Bản với tiêu chuẩn “dấu chân carbon”
Ở các nước Tây Âu và Nhật Bản, xu hướng phát triển hướng tới nền kinh tế xanh, với lộ trình thực hiện và thúc đẩy các ngành sản xuất sạch và carbon thấp mới hình thành.
Trong hệ thống kinh tế toàn cầu của nhóm nước công nghiệp phát triển (OECD), Tây Âu ra sức thúc đẩy đưa các chỉ tiêu về carbon thấp vào hệ thống quy định quốc tế, với sự ra đời của tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế về “dấu chân carbon”, mở màn cho quá trình này.
Nhật Bản tích cực xu hướng giảm thiểu carbon thông qua Nghị định thư Kyoto, thực hiện triệt để 3R và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. Từ cuối năm 2009, Nhật Bản phát động chiến lược tăng trưởng mới, tập trung vào hai ngành công nghiệp mới là ngành môi trường và năng lượng, ngành y tế…
Với mục tiêu trở thành quốc gia “xanh nhất thế giới”, Đan Mạch có chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2035; tập trung vào việc chuyển từ nhiên liệu năng lượng hóa thạch sang đầu tư vào công nghệ xanh, năng lượng xanh, hạn chế phát thải khí nhà kính (GHG).
Từ kinh nghiệm của các nước thành công về kinh tế xanh, Việt Nam có thể học tập và sáng tạo trong xây dựng chính sách phát triển cơ cấu ngành, nghề và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình chính trị, xã hội, vị trí địa lý và nền văn hóa của đất nước.
Nguồn kienthuc.net.vn
Link bài gốchttps://kienthuc.net.vn/xa-hoi/kinh-nghiem-chuyen-doi-xanh-cua-cac-nuoc-2075494.html