Giờ đây, các công ty Mỹ phải có giấy phép từ chính phủ để bán các sản phẩm, chẳng hạn phần mềm và thiết bị sản xuất chip, cho SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation) - nhà sản xuất clip lớn nhất Trung Quốc.
Trong một lá thư thông báo về các hạn chế mới cho các công ty Mỹ, Bộ Thương mại cho biết phải hành động vì hàng xuất khẩu cho SMIC gây ra "rủi ro không thể chấp nhận được", có khả năng được sử dụng cho mục đích quân sự.
Theo các nguồn tin từ Chính phủ Mỹ được Financial Times trích dẫn, Lầu Năm Góc đưa ra đề xuất hạn chế SMIC vì lo ngại rằng công ty này đang tạo điều kiện cho sự tiến bộ công nghệ của quân đội Trung Quốc.
Trao đổi với Reuters, SMIC cho biết chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về các hạn chế, tiếp tục hợp tác với Bộ Thương mại Mỹ và khẳng định không có quan hệ với quân đội Trung Quốc: “SMIC nhắc lại rằng chỉ sản xuất chất bán dẫn và cung cấp dịch vụ chỉ dành cho người dùng cuối theo hợp đồng dân sự, thương mại. Công ty không có mối quan hệ với quân đội Trung Quốc và không sản xuất cho bất kỳ người dùng cuối thực hiện mục đích quân sự nào".
Dù phải đối mặt với những hạn chế mới, SMIC vẫn chưa bị đưa vào danh sách thực thể (danh sách đen) của Bộ Thương mại Mỹ. Các công ty lọt vào danh sách thực thể này sẽ bị cấm sử dụng công nghệ Mỹ trong thiết bị của họ.
Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại, cơ quan kiểm soát việc xuất khẩu hàng hóa và công nghệ có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia Mỹ, từ chối bình luận về các hạn chế với SMIC. Song, họ nói rằng “sẽ liên tục theo dõi, đánh giá mọi mối đe dọa tiềm tàng với an ninh quốc gia và lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.
Các hạn chế mới là đòn khác nhắm vào SMIC, vốn đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của chính quyền Trump với Huawei, khách hàng hàng đầu của họ.
Không như SMIC, Huawei đã bị đưa vào danh sách thực thể của Bộ Thương mại Mỹ vào năm 2019.
Chủ tịch luân phiên tại Huawei, Guo Ping cho biết các lệnh trừng phạt của Mỹ mang đến những thách thức lớn" cho hoạt động sản xuất và hoạt động của công ty. Các hạn chế ảnh hưởng đến bộ phận smartphone của Huawei và công ty cho biết sẽ ngừng sản xuất chip Kirin, một trong những bộ vi xử lý tiên tiến nhất của họ từ ngày 15.9.
Chip Kirin cung cấp sức mạnh cho các smartphone cao cấp của Huawei.
Tờ Financial Times báo cáo rằng các hạn chế mới cũng sẽ ảnh hưởng đến nhà thiết kế chip Qualcomm (Mỹ), công ty dựa vào SMIC để sản xuất một số chip của mình.
Đây là động thái mới nhất trong mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đặc biệt gia tăng trong vài tháng qua.
Chính quyền Trump từng cố gắng cấm TikTok và buộc ByteDance phải bán bộ phận hoạt động của ứng dụng ở Mỹ cho công ty nước này.
Bộ Thương mại cũng cấm tải xuống WeChat từ đêm 20.9 và đưa ra các hạn chế khác có khả năng khiến ứng dụng không thể vận hành bình thường ở Mỹ, nhưng thẩm phán Laurel Beeler đã chặn lệnh này. Hôm 24.9, Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Laurel Beeler cho phép chính phủ ngay lập tức cấm tải xuống WeChat ở Mỹ, nói rằng ứng dụng của Tập đoàn Tencent (Trung Quốc) là mối đe dọa với an ninh quốc gia.
Trung Quốc không bỏ qua cho những việc Mỹ đã làm. Có thông tin cho biết chính quyền Trung Quốc muốn TikTok bị đóng cửa ở Mỹ thay vì phải bán kiểu ép buộc cho công ty nước này.
Hôm 19.9, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành các quy tắc về danh sách các thực thể không đáng tin cậy được đề xuất, một phần của sự rạn nứt ngày càng gia tăng với Mỹ.
Về danh sách thực thể không đáng tin cậy, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: “Danh sách này sẽ nhắm vào các công ty và cá nhân nước ngoài vi phạm các giao dịch thị trường bình thường ở nước này, làm gián đoạn các giao dịch với các công ty Trung Quốc hoặc thực hiện các biện pháp phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc”.
Hiện Trung Quốc vẫn chưa công bố danh sách.
Tháng 5.2020, tờ Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc đưa tin các biện pháp này sẽ nhắm vào các công ty Mỹ như Apple, Cisco Systems, Qualcomm, đồng thời đình chỉ việc mua máy bay Boeing.
Nhiều công ty Mỹ sợ chính quyền Trump SMIC vào danh sách đen
Các công ty Mỹ cung cấp thiết bị tinh xảo và đắt tiền trong lĩnh vực chip có kế hoạch cảnh báo chính quyền Trump về đề xuất đưa SMIC vào danh sách đen.
Được đại diện bởi Hiệp hội Quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI), nhóm này đã soạn thảo một bức thư gửi cho Bộ trưởng Bộ Thương mại Wilbur Ross, theo Reuters.
Trong bức thư, nhóm lập luận rằng việc đưa SMIC vào danh sách đen sẽ gây nguy hiểm cho công nghệ Mỹ vì khiến các công ty nước này khó cung cấp hơn cho SMIC, vốn chiếm tới 5 tỉ USD doanh số bán thiết bị và vật liệu có xuất xứ từ Mỹ hằng năm.
Họ cũng cho rằng động thái như vậy sẽ "góp phần vào nhận thức ngày càng tăng" rằng việc vận chuyển hàng hóa của Mỹ là "không đáng tin cậy" và chiếm thị phần của nước này trên toàn thế giới.
“Chúng tôi kêu gọi Bộ Thương mại xem xét cẩn thận các tác động có hại trước mắt và lâu dài đối với ngành công nghiệp, kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ có thể, dẫn đến việc bổ sung SMIC vào danh sách thực thể”, nhóm có 2.400 thành viên trên toàn thế giới, gồm cả SMIC và các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip Mỹ như Lam Research, Applied Materials.
Xem thêm: Thế giới hoang mang khi Mỹ tràn ngập ca nhiễm và chết do COVID-19, chưa đến hồi kết
WHO ủng hộ Trung Quốc tiêm vắc xin COVID-19 cho hàng trăm ngàn người mặc lo ngại về an toàn
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ hé lộ các triệu chứng đáng sợ đeo bám người khỏi COVID-19
Chiến lược 'ngăn chặn tối đa' sụp đổ, người mắc COVID-19 nói ở bệnh viện như địa ngục
Độc đáo công nghệ ảnh 3D tương tác giúp giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19
Nghiên cứu đột phá: Người bị sốt xuất huyết có kháng thể chống lại COVID-19
Ông Trump có thể phủ quyết quy tắc của FDA để phân phối vắc xin COVID-19 khẩn cấp
Facebook và Twitter trả giá vì không chịu xóa nội dung khiêu dâm, chỉ trích chế độ
ByteDance xin giấy phép xuất khẩu công nghệ ở Trung Quốc, TikTok muốn được như WeChat tại Mỹ
Huawei: 'Hãng chip di động hàng đầu Mỹ xin giấy phép bán hàng cho chúng tôi'
Đối tác số 1 của Apple ở châu Âu hé lộ thời điểm iPhone 12 5G ra mắt
Người kiểm duyệt bị trầm cảm kiện YouTube: Xem hàng trăm video hiếp, giết, thú tính mỗi ngày
Trung Quốc than bị 'tổn hại phẩm giá' vì thỏa thuận TikTok với Oracle
Tổng thống Trump bác thỏa thuận của TikTok nếu Trung Quốc duy trì quyền kiểm soát
Nhân Hoàng