Còn theo trang IQAir (ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới), chỉ số ô nhiễm không khí ghi nhận cao nhất tại khu vực quận Tây Hồ là 260 AQI- màu tím, mức rất xấu; quận Bắc Từ Liêm là 205 AQI- màu tím, mức rất xấu; quận Nam Từ Liêm là 192 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Cầu Giấy: 208 AQI- màu tím, mức rất xấu; quận Long Biên là 216 AQI- màu tím, mức rất xấu; quận Hoàn Kiếm là 207 AQI- màu tím, mức rất xấu; quận Hai Bà Trưng là 203 AQI- màu tím, mức rất xấu; quận Ba Đình 203 AQI- màu tím, mức rất xấu; quận Đống Đa là 198 AQI- màu đỏ, mức xấu; Thanh Xuân là 151 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Hà Đông là 163 AQI màu đỏ, mức xấu; huyện Hoài Đức là 173- màu đỏ, mức xấu; huyện Gia Lâm là 237 AQI- màu tím, mức rất xấu...
Chất lượng không khí của Hà Nội ô nhiễm trở lại, hầu hết các quận, huyện ở màu tím- mức rất xấu, tương đương với cảnh báo mọi người bị ảnh hưởng sức khỏe. Theo đó, người bình thường cần hạn chế tối đa hoạt động ngoài trời.
Nếu cần thiết phải ra ngoài, người dân cần đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn. Nên bố trí thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nhóm người nhạy cảm được khuyến cáo nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh.
Nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Chỉ số chất lượng không khí được tính theo thang điểm gồm 6 khoảng giá trị AQI. Tương ứng với đó là biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. AQI ở khoảng giá trị từ 0-50 tương ứng chất lượng không khí tốt, màu xanh. AQI (51-100), chất lượng không khí trung bình, màu vàng. AQI (101-150), chất lượng không khí kém, màu da cam. AQI (151-200), chất lượng không khí xấu, màu đỏ. AQI (201-300), chất lượng không khí rất xấu, màu tím. AQI (301-500), chất lượng không khí nguy hại, màu nâu.