CEO ByteDance và nhiều cty trong nước từng làm ở Microsoft, Trung Quốc sẽ cho mua TikTok?

07/08/2020 13:15

MTNN Các cựu nhân viên Microsoft Research China ở Bắc Kinh đang là CEO ByteDance, cha đẻ TikTok và nằm giữ vị trí cấp cao nhiều công ty lớn của Trung Quốc như Alibaba, Tencent, SenseTime.

Năm 1998, Trung Quốc hầu như không phải là đối thủ công nghệ của Mỹ. Chỉ với 7 triệu người dùng internet, dưới 26 triệu máy tính cá nhân và một ngành công nghiệp thương mại điện tử tạo ra 42 triệu USD ở năm tiếp theo, Trung Quốc được coi là tụt hậu so với nhiều quốc gia khác.

Thế nhưng, Microsoft, sau đó là công ty công nghệ mạnh nhất và giàu nhất thế giới, đã nhận ra tiềm năng ở Trung Quốc.

CEO (Giám đốc điều hành) Microsoft lúc đó là Bill Gates đã xây dựng Microsoft Research China tại trung tâm công nghệ Zhongguancun, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc để khai thác tài năng và thiết lập mối quan hệ với bối cảnh công nghệ của nước này.

Research Asia là cơ quan nghiên cứu cơ bản của Microsoft tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và viện nghiên cứu lớn nhất của công ty này ngoài Mỹ.

Research Asia là viện nghiên cứu lớn nhất của Microsoft ngoài Mỹ.

Trong những năm tiếp theo, Microsoft đã triển khai các hoạt động internet tại Trung Quốc khi các công ty công nghệ khác của Mỹ như Google, Facebook bị cản trở.

Giờ đây, Microsoft trở thành tâm điểm chú ý của giới công nghệ với việc đàn phán mua TikTok từ công ty ByteDance (Trung Quốc) khi ứng dụng chia sẻ video ngắn này đứng trước nguy cơ bị cấm ở Mỹ.

Microsoft đã xác nhận việc đàm phán mua TikTok ở Mỹ, Canada, Úc và New Zealand trong thông báo vào ngày 2.8. Tổng thống Donald Trump cho phép Microsoft hoàn tất thỏa thuận này trước ngày 15.9, nếu không thành sẽ cấm TikTok hoàn toàn ở Mỹ sau đó.

Lâu nay chính quyền của ông Trump lo ngại TikTok có thể chuyển dữ liệu người dùng Mỹ về Chính phủ Trung Quốc và đe dọa an ninh quốc gia.

Thỏa thuận đàm phán với ByteDance để mua TikTok đặt Microsoft vào trung tâm của mối quan hệ chính trị đang ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Thậm chí không loại trừ khả năng Microsoft bị bật bãi khỏi nước đông dân nhất thế giới mà công ty Mỹ mất hàng thập kỷ để đầu tư và vun đắp.

Ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng, đã gợi ý rằng Microsoft có thể cần thoái vốn khỏi các hoạt động ở Trung Quốc để thỏa thuận mua TikTok đạt hiệu quả.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, Peter Navarro cho biết bất kỳ công ty nào mua lại TikTok đều có thể trở thành mối lo ngại. Ông Navarro trích dẫn như Bing và Skype của Microsoft, cả hai nền tảng này đều có khả năng tạo thuận lợi cho Trung Quốc cài gián điệp an ninh mạng thông qua quá trình kiểm duyệt, giám sát.

Microsoft từ chối bình luận về phát ngôn này.

Việc Mỹ buộc ByteDance bán TikTok gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ người dân Trung Quốc. Thế nhưng, Microsoft có thể là hy vọng duy nhất của TikTok nếu muốn tiếp tục trụ lại ở Mỹ, thị trường lớn nhất của họ sau khi đã bị cấm ở Ấn Độ, do Apple, Facebook, Google và Amazon đều đang bị cáo buộc độc quyền. Theo Axios, Apple mới đây đã phủ nhận tin đồn "quan tâm đến việc mua TikTok".

Anupam Chander, giáo sư tại Đại học Georgetown (Mỹ) chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, nói: “Tôi không nghĩ rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ buồn nếu thỏa thuận giữa Microsoft và TikTok được tiến hành”.

Thành quả từ sự hiện diện của Microsoft tại Trung Quốc có thể thấy rõ qua việc các cựu nhân viên hiện nắm giữ vị trí quan trọng tại nhiều công ty công nghệ lớn.

Nhà sáng lập kiêm CEO ByteDance, cha đẻ của TikTok, Zhang Yiming làm kỹ sư cho Microsoft từ năm 2008-2009.

Cha đẻ của TikTok, Zhang Yiming là cựu nhân viên Microsoft

Hongjiang Zhang, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu chiến lược kỹ thuật ByteDance, từng là thành viên sáng lập Microsoft Research Asia.

Ở nơi khác, CTO (Giám đốc công nghệ) của Alibaba, Wang Jian, là thành viên ban đầu của Microsoft Research Asia.

Giám đốc phòng thí nghiệm AI của Tencent, Dong Yu đã làm việc tại Microsoft Research Asia hơn một thập kỷ trước khi rời đi vào năm 2017.

Xu Li (đồng sáng lập kiêm CEO của SenseTime - công ty khởi nghiệp AI nổi tiếng của Trung Quốc) cũng từng làm ở Microsoft Research Asia giống như Yin Qi (nhà sáng lập kiêm CEO của Megvii - công ty AI khác).

Khi tìm kiếm trên LinkedIn, có thể thấy nhiều người cũ của Microsoft đang nắm giữ các vị trí nổi bật tại các công ty vừa nêu và nhiều hơn thế nữa.

“Microsoft Research Asia được coi là West Point (Học viện Quân sự Hoa Kỳ - PV) cho các tài năng công nghệ cao cấp của Trung Quốc”, Nina Xiang, người sáng lập công ty phân tích dữ liệu China Money Network và là tác giả cuốn sách năm 2019 về các công ty AI Trung Quốc, cho biết.

Không giống như hầu hết các công ty internet của Mỹ, Microsoft đã tìm ra cách để hoạt động tại Trung Quốc.

Năm 2010, Google rời khỏi Trung Quốc để phản đối luật kiểm duyệt ở nước này và cáo buộc các vụ tấn công của chính phủ. 1 năm trước đó, Microsoft đã tung ra phiên bản tiếng Trung công cụ tìm kiếm Bing, tuân thủ các quy tắc kiểm duyệt của Trung Quốc.

Microsoft cũng mua lại LinkedIn, mạng xã hội tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp hoặc các cá nhân có nhu cầu kết nối tìm việc, tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội, vào năm 2016 với giá 26,2 tỉ USD. Trước đó, LinkedIn là mạng xã hội nước ngoài hiếm hoi được hoạt động ở Trung Quốc.

Bing và LinkedIn có số người dùng tương đối nhỏ ở Trung Quốc nhưng là ví dụ hiếm hoi về sự thích nghi thành công với thị trường đông dân nhất thế giới.

Không như Facebook hay Google, Bing và LinkedIn của Microsoft vẫn được hoạt động ở Trung Quốc.

Kai-Fu Lee từ chối bình luận về chuyện nêu trên. Kai-Fu Lee từng làm Phó chủ tịch Apple, Microsoft và Google, hiện điều hành công ty Sinovation Ventures đầu tư vào trí tuệ nhân tạo và là người có tiếng nói trên làng công nghệ Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 với WIRED, Kai-Fu Lee nói rằng Microsoft Research Asia đóng vai trò quan trọng trong việc gieo mầm ngành công nghiệp AI của Trung Quốc. “Đây là công ty quyền lực nhất trên trái đất, còn Bill Gates là người giàu nhất thế giới và là thần tượng số một ở Trung Quốc”, Kai-Fu Lee nói lúc đó.

Kai-Fu Lee lưu ý rằng những người sáng lập một số công ty AI của Trung Quốc tập trung vào nhận dạng khuôn mặt, từng làm ở Microsoft Research Asia.

“Vào thời điểm đó, chúng tôi không biết khi nào cuộc cách mạng AI sẽ đến nhưng biết đó là điều lớn lao tiếp theo”, ông nói.

Microsoft cũng được hưởng lợi từ mối quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh việc mở đường cho các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, Microsoft Research Asia đã tạo ra thành quả tiên tiến.

Một dự án cho thấy những ý tưởng mới trong AI đi giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua Microsoft Research Asia.

Li Deng cho biết Microsoft Research Asia đã giúp nâng cao tiêu chuẩn của ngành khoa học máy tính Trung Quốc và sự thúc đẩy sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc lúc đó giúp cải thiện lĩnh vực AI nói chung.

Li Deng trước đây là nhà nghiên cứu của Microsoft Research Asia ở Redmond (Mỹ) và hiện là giám đốc AI của Quỹ đầu tư phòng hộ Citadel.

Ngoài ra, các cựu nhân viên khác của Microsoft Research Asia tiếp tục nắm vai trò nổi bật trong công ty Mỹ này. Ví dụ Harry Shum, người đứng đầu Microsoft Research Asia cùng với Kai-Fu Lee, sau đó trở thành phó chủ tịch điều hành về trí tuệ nhân tạo và nghiên cứu tại Microsoft.

Điểm đáng chú ý khi Harry Shum là bạn thân với Zhang Yiming, CEO ByteDance.

Tháng 5.2020 vừa qua, khi căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, Microsoft đã tổ chức lễ kỷ niệm lịch sử của nhóm Research Asia, nhấn mạnh một số thực tập sinh đã trở thành giáo sư tại các trường đại học hàng đầu Trung Quốc và những người khác thành nhà nghiên cứu toàn thời gian tại công ty.

Sự hợp tác giữa Mỹ - Trung ngày càng khó khăn. Một số quan chức chính quyền ông Trump tin rằng Mỹ và Trung Quốc đang mắc kẹt trong cuộc chiến giành quyền tối cao toàn cầu thông qua công nghệ.

TikTok phát triển quá nhanh cũng khiến Chính phủ Hoa Kỳ lo ngại về sức mạnh thương mại của các công ty Trung Quốc.

Theo công ty phân tích SensorTower, TikTok và Douyin (bản sao TikTok ở Trung Quốc) là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất và có doanh thu cao nhất thế giới vào tháng 7.2020.

ByteDance được cho là đã vượt qua cả Baidu và Tencent về doanh thu quảng cáo kỹ thuật số trong nửa đầu năm 2019. Công ty hiện được định giá hơn 100 tỉ USD trên thị trường giao dịch tư nhân.

Giáo sư Anupam Chander đoán rằng Trung Quốc có thể trả đũa việc Mỹ buộc ByDance bán TikTok bằng cách hạn chế doanh số bán hệ điều hành Windows và phần mềm Office của Microsoft cho một số thực thể Trung Quốc. Song, sự sụp đổ lớn hơn trong mối quan hệ hai nước có thể là việc các công ty Trung Quốc và Mỹ buộc phải suy nghĩ lại về kế hoạch kinh doanh trên khắp Thái Bình Dương.

“Thế giới công nghệ Trung Quốc đang bị sốc và sẽ vật lộn với những tác động từ một thỏa thuận như vậy (Microsoft mua TikTok – PV) trong thời gian dài. Họ sẽ vẽ lại chiến lược mở rộng ra nước ngoài”, Nina Xiang nhận định.

Điều này khác xa với sự hợp tác giữa hai nước mà Bill Gates từng thấy trước năm 2004, không lâu sau khi Microsoft lần đầu tiên mạo hiểm đầu tư vào Trung Quốc. “Mọi người dân nên chú ý đến Trung Quốc. Họ là một hiện tượng trong mọi khía cạnh”, đồng sáng lập Microsoft từng nói.

Xem thêm: Thanh thiếu niên Mỹ bảo vệ TikTok: ‘Hãy để Trung Quốc có dữ liệu của tôi’

Chính quyền Trump ra 5 biện pháp cứng với công nghệ Trung Quốc tránh bị trộm tài sản trí tuệ

'Ông Trump sẽ hối hận nếu cấm TikTok vì nhiều người dùng ủng hộ đảng Cộng hòa'

Sau Facebook, Twitter gỡ video ông Trump nói trẻ em ‘gần như miễn dịch với COVID-19’

Ngoài cứu chữa bệnh nhân COVID-19, hàng ngàn lọ thuốc Cuba tặng Việt Nam còn trị gì?

Vì sao Microsoft mua TikTok chứ không phải Apple, Facebook, Google: Ai cần ai?

CEO ByteDance: 'Ông Trump muốn diệt TikTok chứ không ép bán cho Microsoft'

Bill Gates: 3 loại thuốc làm giảm đáng kể số người chết vì COVID-19 trước khi có vắc xin

‘Cho phép Huawei mua Apple ở Trung Quốc khi Microsoft mua TikTok tại Mỹ’

Microsoft trả 317 tỉ đồng cho những người tìm lỗi bảo mật trong 1 năm, Google sốc

Nhân Hoàng

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com