Câu chuyện "phố thành sông\ mỗi khi vào mùa mưa và nỗi lo của nhiều người dân

24/09/2018 11:00

MTNN Tất cả các thành phố, thị xã của cả nước đều bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa với thời gian từ 2 giờ đến 2 ngày, độ ngập sâu lớn nhất là 1m.

Câu chuyện "phố thành sông\ mỗi khi vào mùa mưa và nỗi lo của nhiều người dân

Câu chuyện "phố thành sông" mỗi khi vào mùa mưa

Những năm gần đây, đô thị hóa phát triển, việc đầu tư vào hệ thống thoát nước đô thị được cải thiện đáng kể. Có thể thấy, hầu hết các thành phố, thị xã đều có các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng hệ thống cấp thoát nước.

Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số cơ học đã tạo thành sức ép không nhỏ cho hệ thống thoát nước ở các đô thị lớn như TP HCM và Hà Nội. Từ đó người dân mới thường trực một nỗi lo "phố thành sông" mỗi khi vào mùa mưa.

Số liệu từ  báo cáo của các công ty thoát nước và công ty môi trường đô thị cho thấy, tất cả các thành phố, thị xã của cả nước đều bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa với thời gian từ 2 giờ đến 2 ngày, độ ngập sâu lớn nhất là 1m.

Bên cạnh các điểm ngập do mưa, tại một số đô thị còn có tình trạng ngập cục bộ do nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

Việc ngập úng đã gây ra tình trạng ách tắc giao thông, nhiều cơ sở sản xuất dịch vụ ngừng hoạt động, du lịch bị ngừng trệ, hàng hoá không thể lưu thông. Kéo theo đó, hàng năm thiệt hại do ngập úng theo tính toán sơ bộ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Điều này hoàn toàn dễ nhận ra tại thành phố Hà Nội và TP HCM. Theo đó, tại Hà Nội, không chỉ ở các tuyến phố cũ, khu dân cư cũ mà ngay cả ở các tuyến phố mới mở, khu đô thị mới thì khả năng thoát nước cũng… kém như nhau.

pho-1

Đường phố Hà Nội ngập nặng “thành sông” sau cơn mưa (Ảnh: Zing.vn)

Thế nên mới sinh ra chuyện mỗi lần có những trận mưa lớn là các tuyến phố lại ngập cục bộ trong một đến vài giờ đồng hồ vì lượng nước thoát quá chậm.

Thông tin trên Vietnamnet, Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ trước đó chia sẻ, với lượng mưa từ 50mm đến 100mm, kéo dài trong 2 giờ, Hà Nội sẽ có 15 điểm bị ngập úng. Lượng mưa càng lớn thì các điểm ngập úng sẽ nhiều hơn và mức độ ngập lớn hơn.

Ông lý giải, một trong những nguyên nhân gây ngập úng là do mật độ xây dựng của TP cao; ý thức một số người dân thấp, còn vứt rác bừa bãi, gây tắc nghẽn hệ thống cống, hố ga.

Còn tại TP HCM, từ nhiều năm nay, người dân phải sống chung với tình trạng ngập do mưa và triều cường.

Trước tình hình như vậy, trong nhiều năm qua, TP HCM đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng cho công tác chống ngập nhưng vừa xóa được nhiều điểm ngập ở nội thành, thì điểm ngập lại có xu hướng xuất hiện ở khu vực ngoại thành.

pho-2

Đường Nguyễn Trãi đi hầm chui Thanh Xuân (Hà Nội) ngập như sông trong trận mưa to tối 12/5/2018 (Ảnh: Vietnamnet)

-> Chất lượng không khí ở Hà Nội đang trong trình trạng báo động

Lý giải về điều này, chính quyền TP HCM cho hay, hạ tầng xã hội của thành phố mà cụ thể là hệ thống thoát nước, chỉ đáp ứng được 1/5 dân số. Tình trạng biến đổi khí hậu khiến lượng mưa ngày càng lớn và đỉnh triều trên sông ngày càng cao khiến hệ thống thoát nước của thành phố rơi vào cảnh “bất lực”.

Từ những điều đã nói ở trên nên mới dẫn đến câu chuyện ở rất nhiều thành phố lớn là: Tiền tỷ đổ vào… dòng nước.

Trước tình trạng cứ mưa là ngập ở các đô thị, nhất là các thành phố lớn, cần giải pháp đồng bộ từ khía cạnh pháp lý, quản lý nhà nước tới quy hoạch và cải tạo hệ thống.

Theo đó, cùng với việc triển khai các dự án thoát nước, chống ngập theo đúng quy hoạch, tiến độ, đảm bảo chất lượng, chính quyền các địa phương cần chú ý khắc phục những nguyên nhân “gốc” gây ngập, xuất phát từ chính các hoạt động và hành vi của con người.

Cụ thể cần chống lấn chiếm, xả rác thải để duy trì diện tích ao, hồ, hệ thống thoát nước (cống, mương, rãnh…) khai thông dòng chảy để khai thác tối đa, lợi thế của sông, hồ trong việc trữ nước, thoát nước mỗi khi mưa lớn; bổ sung tính năng giám sát các cửa đập điều tiết, các trạm bơm...

Ngoài ra, chính quyền các đô thị phải chú trọng thực hiện quy hoạch về hệ thống thoát nước, đảm bảo các đô thị mới có diện tích hồ điều hòa, hệ thống cống tương ứng với mật độ dân số, không để hệ thống thoát nước “tí hon” phải phục vụ lượng nước “khổng lồ” từ sinh hoạt, sản xuất của người dân và nước mưa như hiện nay.

_. Chống biến đổi khí hậu bằng cách xây nhà từ tóc và phân ngựa tái chế

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com