Dự án cầu Hưng Hà nhằm kết nối và nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, giảm áp lực phương tiện qua Thủ đô, tạo động lực lớn để phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh Hưng Yên, Hà Nam nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nói chung. Theo bộ Giao thông vận tải, dự án tuyến đường bộ nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 47,7km được Bộ phê duyệt quyết định đầu tư vào tháng 02/2011 gồm 3 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần xây dựng cầu Hưng Hà vượt sông Hồng và đường dẫn hai đầu cầu do bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư hơn 2.969 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước. Dự án được khởi công ngày 27/12/2015, đến nay đã hoàn thành, vượt tiến độ đề ra 4 tháng. Dự án thành phần này có điểm đầu giao cắt với quốc lộ 39 tại km38+732 thuộc xã Phương Chiểu, TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, điểm cuối tại xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Chiều dài toàn tuyến gần 6,2km. Đường thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h. Riêng cầu Hưng Hà dài 2.118m, thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông dự ứng lực với 41 nhịp. Cầu rộng 22,5m với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Bao gồm dải phân cách giữa và dải an toàn 1,5m. Bề rộng mặt đường cơ giới 14m; bề rộng làn xe thô sơ 6m. Trước đây, khi chưa có cầu Hưng Hà, khoảng cách từ trung tâm tỉnh Hưng Yên đến TP.Phủ Lý, Hà Nam cách nhau khoảng 30km nhưng di chuyển bằng ôtô mất khoảng 40 phút Việc đưa cầu Hưng Hà cùng tuyến đường nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vào khai thác đã rút khoảng cách từ TP.Hưng Yên sang Phủ Lý (Hà Nam) còn 20km thay vì 30km và giảm một nửa thời gian đi lại, chỉ còn khoảng 20 phút so với 40 phút đi đường cũ. Ngoài ra, tuyến đường trên được kỳ vọng thu hút xe từ quốc lộ 1, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ Hà Nam qua Hưng Yên sang cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Việc kết nối hai tuyến cao tốc này sẽ giảm áp lực giao thông cho Hà Nội khi xe không phải đi từ Hà Nam lên cửa ngõ phía Nam của Hà Nội rồi vòng ra cầu Thanh Trì để đi vào đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hay quốc lộ 5. Hệ thống chiếu sáng được trang bị hai bên cầu. Dải phân cách giữa có phản quang. Dự án đi vào hoạt động và nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tạo động lực lớn để phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Từ các vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Cần phải rút ra bài học gì? 12:18 - 14/09/2023 Từ vụ cháy làm nhiều người thương vong ở chung cư mini tại Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và các vụ cháy tương tự khác, Thượng tá Đỗ Anh Quyến, Phó trưởng công an quận Bắc...
Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/3/2024: Có mưa rào và dông 10:49 - 15/03/2024 Thời tiết biển hôm nay 15/3/2024, khu vực Bắc Biển Đông có mưa vài nơi. Gió Đông đến Đông Nam cấp 3-4; riêng vùng biển phía Đông Bắc cấp 5. Sóng cao 1,5 - 2,5m.
Xác định được chủ sở hữu 3 ống nước xả thải ra biển Bà Rịa - Vũng Tàu 10:54 - 17/06/2023 Ngày 16/6, UBND huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đã xác định được 3 ống xả thải ra biển thuộc dự án Khu du lịch Biển Sáng Melia của Công ty TNHH Hamptons retail Management.
Đường đi của một số chất thải công nghiệp ở Bình Dương 22:10 - 09/06/2023 Với khoảng 61.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong 29 khu, cụm công nghiệp và rải rác ở bên ngoài, tỉnh Bình Dương là địa bàn có số lượng doanh nghiệp thuộc dạng cao nhất nước. Sự...