Bộ trưởng Xây dựng bị nghi ngờ thông tin ’chưa có trường hợp chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư’

05/06/2019 13:48

MTNN Đại biểu Quốc hội cho rằng Bộ Xây dựng ’năng lực yếu kém’ mới chưa phát hiện trường hợp nào chiếm dụng Quỹ bảo trì chung cư. Sáng 5/6, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà tiếp tục trả lời câu hỏi chất vấn của 13 đại biểu Quốc hội. Phần trả lời sáng nay của ông Hà chưa nhận được sự đồng tình từ các đại biểu khi chưa trả lời được vào đúng trọng tâm câu hỏi. Trong suốt phần trả lời, ông Hà đọc theo văn bản đã chuẩn bị sẵn.

Bộ trưởng Xây dựng bị nghi ngờ thông tin ’chưa có trường hợp chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư’

Đại biểu Quốc hội cho rằng Bộ Xây dựng "năng lực yếu kém" mới chưa phát hiện trường hợp nào chiếm dụng Quỹ bảo trì chung cư.

Sáng 5/6, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà tiếp tục trả lời câu hỏi chất vấn của 13 đại biểu Quốc hội. Phần trả lời sáng nay của ông Hà chưa nhận được sự đồng tình từ các đại biểu khi chưa trả lời được vào đúng trọng tâm câu hỏi. Trong suốt phần trả lời, ông Hà đọc theo văn bản đã chuẩn bị sẵn. 

Ông Nguyễn Mai Bộ - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng, an ninh nêu hiện tượng lạm dụng quỹ bảo trì chung cư. "Thanh tra xây dựng đã phát hiện ra những vi phạm này trong quá trình thanh tra vừa qua hay chưa. Trách nhiệm của thanh tra và Bộ Xây dựng cụ thể trong những trường hợp này thế nào?", ông Bộ chất vấn.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, qua thanh tra chưa phát hiện trường hợp nào lạm dụng quỹ bảo trì chung cư. Cụ thể, kiểm tra 92 dự án chung cư, thanh tra xây dựng đã xử phạt hành chính 1,3 tỷ đồng và đưa ra yêu cầu biện pháp khắc phục hậu quả với 11 chủ đầu tư không bàn giao, hoặc chậm bàn giao. "Hiện chưa vụ việc nào về lạm dụng quỹ bảo trì chung cư được chuyển sang cơ quan điều tra", ông Hà thông tin.

Về chiếm dụng phần diện tích sử dụng chung tại nhà chung cư, qua thanh tra đã phát hiện. Năm 2018 và 6 tháng năm 2019 thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội và TP HCM đã kiểm tra 92 dự án chung cư, xử phạt 5,5 tỷ đồng...

Không đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, ông Mai Bộ giơ biển tranh luận lại. Ông cho rằng, hành vi chiếm đoạt quỹ bảo trì chung đã cấu thành tội phạm. Việc thanh tra xây dựng không phát hiện ra trường hợp nào, ông Bộ khẳng định là "do năng lực yếu kém hoặc không làm hết trách nhiệm".

Cùng quan điểm, đại biểu Tô Thị Bích Châu - Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc TP HCM nói, việc chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư thực tế là có và số tiền chiếm dụng lên tới hàng trăm tỷ chứ không phải chục tỷ. "Nếu không làm rõ sẽ ảnh hưởng tới uy tín, mất niềm tin của dư luận, người dân", bà nói và đề nghị Bộ Xây dựng cần rà soát lại vấn đề này. "Việc sửa Thông tư 02 về quản lý nhà chung cư trong năm 2019 phải đưa ra quy định điều chỉnh, khắc phục lỗi này", bà Châu dứt khoát. 

Về quản lý nhà chung cư, giải trình thêm cuối phiên chất vấn, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Xây dựng bổ sung quy định để kiểm soát quản lý vận hành nhà chung cư, ngăn việc lạm dụng, chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư.

Mật độ đô thị được điều chỉnh lên 40% do trách nhiệm địa phương

Đại biểu Nguyễn Minh Đức - Viện trưởng Viện khoa học cảnh sát dẫn báo cáo chuyên đề của Quốc hội về quy hoạch thì mật độ đô thị của Hà Nội và TP HCM được điều chỉnh từ 24,6% lên 40%, tầng cao bình quân từ 20, 33 tầng lên đến 40 tầng đã làm phá vỡ quy hoạch tổng thể của đô thị, gây quá tải cho quy hoạch đô thị và hạ tầng giao thông. 

"Quan điểm của Bộ Xây dựng về vấn đề này như thế nào", ông hỏi. Phần trả lời của Bộ trưởng Phạm Hồng Hà không nói rõ trách nhiệm quản lý ngành của Bộ Xây dựng trong vấn đề này ra sao. Ông nhiều lần khẳng định trách nhiệm trong điều chỉnh quy hoạch chi tiết này thuộc về chính quyền địa phương. Trường hợp thay đổi do thực tiễn địa phương, cần lập hồ sơ điều chỉnh theo đúng quy định để báo cáo Thủ tướng. "UBND TP Hà Nội, TP HCM phải thực hiện việc điều chỉnh mật độ xây dựng, chiều cao của các khu vực trong nội đô phải tuân thủ quy hoạch chung xây dựng đã được Thủ tướng phê duyệt", ông nói.

Truy tiếp trách nhiệm Bộ Xây dựng với dự án 8B Lê Trực

Nhiều đại biểu trước đó đã "truy" trách nhiệm Bộ trưởng Xây dựng trong xử lý sai phạm tại dự án nhà 8B Lê Trực, song đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) chưa hài lòng, ông tiếp tục chất vấn. "Vi phạm của tòa nhà 8B Lê Trực sẽ phá dỡ như thế nào nếu việc cắt gọt để tòa nhà tồn tại thì có bảo đảm yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật không? Có an toàn cho người dân sử dụng không?", ông hỏi.

Một lần nữa khẳng định trách nhiệm xử lý trong phá dỡ, khắc phục sai phạm tại nhà 8B Lê Trực thuộc về TP Hà Nội, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà nói "Bộ đã chỉ đạo các chuyên gia đầu ngành làm việc, hỗ trợ thành phố Hà Nội và đã có văn bản hướng dẫn theo quy định pháp luật".

Ông hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ, phối hợp với TP Hà Nội trong quá trình phá dỡ, khắc phục sai phạm tại dự án này. Cập nhật tình hình, ông Hà nói, vi phạm tại dự án 8B Lê Trực được UBND TP Hà Nội xử lý theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đã phá dỡ xong phần tum và tầng 19. Giai đoạn 2 phá dỡ phần dọc, nhưng gặp khó khăn do có thể ảnh hưởng tới an toàn công trình.

Cho rằng phần trả lời của Bộ trưởng Hà vẫn chưa "trúng trọng tâm câu hỏi, chưa rõ trách nhiệm quản lý ngành của Bộ Xây dựng, đại biểu Nguyễn Văn Hiển giơ biển tranh luận lại. "Xử lý nghiêm vi phạm chắc chắn, nhưng tình huống này thì có phá dỡ toà nhà hay ko? Bộ trưởng cần nêu rõ trách nhiệm về vấn đề này", ông Hiển nêu.

Do thời gian dành cho chất vấn Bộ trưởng Hà đã hết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Bộ Xây dựng trả lời đại biểu bằng văn bản.

Giải trình thêm sau đó, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay, Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với TP Hà Nội xử lý triệt để, trong đó bảo đảm an toàn cho người dân sống trong toà nhà.

Công trình 8B Lê Trực nằm sát khu chính trị Ba Đình - cách Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tòa nhà Quốc hội khoảng 300 m, cách Văn phòng Trung ương Đảng, Phủ chủ tịch chừng 500 m, tính theo đường chim bay. Khi chủ đầu tư xây xong phần thô thì bị phát hiện sai phạm so với giấy phép xây dựng. 

Cụ thể từ tầng 8 trở lên (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi 3,36 m so với khối đế, phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp 5,3 m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp mà xây thẳng đến mái để tăng diện tích sàn.

Công trình cao đến đỉnh tum thang là 53 m nếu làm đúng giấy phép nhưng chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tức tăng hơn 6.000 m2 so với giấy phép.

Hà Nội đã kỷ luật hàng loạt cán bộ vì sai phạm tại 8B Lê Trực. Tháng 11/2015 TP Hà Nội bắt đầu phá dỡ phần sai phạm tại dự án này, gần một năm sau thì hoàn thành giai đoạn một. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm việc phá dỡ phần sai phạm tại công trình này vẫn chưa hoàn thành.  

(VN Express)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com