Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Giáo dục chính là giải pháp, là con đường dẫn đến sự thay đổi"

03/07/2019 01:45

MTNN Ngày 2-3/7, UNESCO phối hợp với bộ GD&ĐT Việt Nam và Ủy Ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức diễn đàn Giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu của UNESCO năm 2019 diễn ra tại khách sạn Melia, Hà Nội.

Ngày 2-3/7, UNESCO phối hợp với bộ GD&ĐT Việt Nam và Ủy Ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức diễn đàn Giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu của UNESCO năm 2019 diễn ra tại khách sạn Melia, Hà Nội.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Việt Nam Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Diễn đàn lần này là cơ hội để thảo luận và tìm giải pháp thiết thực cho giáo dục vì một thế giới bền vững. Trong 50 năm qua, dân số thế giới đã tăng hơn gấp đôi. Vậy, làm thế nào để phát triển kinh tế xã hội có thể thỏa mãn nhu cầu của chúng ta mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai? Đó là câu hỏi mà tất cả chúng ta cần phải trả lời.

Hướng tới sự phát triển bền vững không thể đạt được chỉ bằng các thỏa thuận chính trị, giải pháp tài chính hoặc công nghệ. Những gì chúng ta cần làm là thay đổi các giá trị và hành vi của cộng đồng, giúp họ lựa chọn một cách sống bền vững hơn”.

Ông nhấn mạnh: “Giáo dục chính là giải pháp, là con đường dẫn đến sự thay đổi. Giáo dục để đảm bảo người dân biết đâu là lựa chọn đúng đắn, đồng thời giúp họ có thông tin và kỹ năng để làm theo lựa chọn đúng đắn đó”.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sau một thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc từ năm 2005 đến 2014, hiện nay, giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) là trung tâm của chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

“Những gì chúng ta đã làm được là đáng kể, tuy nhiên, nó vẫn chỉ là khởi đầu nhằm tiến tới các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và tầm nhìn dài hơn.

Trong giai đoạn tiếp theo, mỗi học sinh cần phải được học về sự phát triển bền vững từ các giáo viên được đào tạo cơ bản, thông qua các chương trình giáo dục và nguồn lực đầu tư phù hợp. Tất nhiên, chúng ta không thể nhanh chóng đưa ra các giải pháp tối ưu. Nhưng, việc đưa ra các cam kết và mục tiêu đúng đắn sẽ giúp chúng ta đi được đúng hướng”, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Việt Nam khẳng định.

Giáo dục - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Giáo dục chính là giải pháp, là con đường dẫn đến sự thay đổi'

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc diễn đàn.

Ông dẫn chứng từ Việt Nam: “Kể từ năm 2013, Việt Nam đang tiến hành cải cách giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Một trong những cột mốc quan trọng là chương trình giáo dục phổ thông quốc gia được phê duyệt vào tháng 12/2018.

Chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên phát triển phẩm chất và năng lực của người học hướng tới việc giúp cho học sinh có được những kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.

Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn huy động giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả các mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi mà chúng tôi phải đối mặt trong việc triển khai chương trình này: Làm thế nào giáo dục tiếp cận và phục vụ tất cả mọi người?; Làm thế nào để cập nhật chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai?; Làm thế nào để biến việc học tập thành một hành trình suốt đời?; Làm thế nào để hỗ trợ sáng tạo và đổi mới?; Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên?... Những câu hỏi này không chỉ dành cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia khác”.

“Tôi hy vọng rằng, diễn đàn này sẽ là nơi chia sẻ nhiều kinh nghiệm và sáng kiến, mở ra cho tất cả chúng ta những hiểu biết, cách tiếp cận mới và mở rộng các mối quan hệ giữa các bên”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu.

Diễn đàn UNESCO với ba khía cạnh học tập quan trọng nhằm đạt mục tiêu Giáo dục của chương trình nghị sự 2030, nhận được sự quan tâm, tham dự của hơn 350 đại biểu là lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà giáo dục và các đại diện của các bên liên quan đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới. Trong đó, có đại diện các nước có nền giáo dục phát triển, đặc biệt là giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khu vực châu Mỹ La-tinh.

Hưởng ứng chủ đề “Học tập và giảng dạy vì một xã hội hòa bình và bền vững: từ bậc giáo dục mầm non đến giáo dục tiểu học và trung học”, diễn đàn được sự đồng hỗ trợ của các bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) của Nhật Bản thông qua Quỹ tín thác Nhật Bản UNESCO dành cho chương trình hành động toàn cầu Giáo dục vì sự phát triển bền vững và trung tâm Giáo dục vì sự hiểu biết quốc tế châu Á Thái Bình Dương (APCEIU).

Nội dung chính sẽ trình bày tại diễn đàn bao gồm những kết quả nghiên cứu của UNESCO để trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để tích hợp ba khía cạnh nhận thức, cảm xúc - xã hội và hành xử trong học tập và giảng dạy vì một xã hội hòa bình, bền vững và giáo dục công dân toàn cầu vào chương trình giáo dục mầm non, tiểu học và trung học.

Giáo dục - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Giáo dục chính là giải pháp, là con đường dẫn đến sự thay đổi' (Hình 2).

Diễn đàn có sự tham gia của hơn 350 đại biểu là lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà giáo dục và các đại diện của các bên liên quan đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Cụ thể, sẽ tìm hiểu sâu về những kết quả chính của nghiên cứu nhằm nắm bắt xu thế, xác định khoảng trống và những thách thức lớn; sẽ chia sẻ những phương thức tiếp cận tiềm năng, đổi mới để lấp đầy những khoảng trống và khai thác triệt để tiềm năng của các khía cạnh học tập này - ở ba bậc giáo dục gồm mầm non, tiểu học và trung học - nhằm hỗ trợ thúc đẩy công dân toàn cầu và phát triển bền vững; củng cố hợp tác và mở rộng các cơ hội kết nối.

Trong khuôn khổ của diễn đàn sẽ diễn ra 7 phiên họp toàn thể; 4 phiên thảo luận nhóm. Các phiên họp toàn thể và thảo luận nhóm sẽ có tính tương tác cao nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác và mở rộng các cơ hội kết nối mạng lưới xung quanh các vấn đề nêu trên, đồng thời thảo luận và thúc đẩy đối thoại cũng như chia sẻ thông tin và kiến thức thực tiễn.

Tại diễn đàn, các giáo viên và học sinh có thể lên tiếng về nhu cầu của mình, xét về khía cạnh sư phạm hiệu quả cho ESD và GCED, sau đó sẽ là phiên đối thoại toàn thể về nhu cầu nào cần được cải thiện, thay đổi trong bối cảnh hệ thống giáo dục hiện nay.

Null
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com