Bộ Tài chính nói gì về nhận định mức giảm trừ gia cảnh mới là ‘vô cảm, lạc hậu’?

05/03/2020 21:00

MTNN “Việc giảm trừ gia cảnh phải tuân thủ theo khoản 4 điều 1 Luật số 26/2012/QH13. Trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý thuế, Bộ Tài chính luôn chỉ đạo các đơn vị chức năng cập nhật chỉ số giá tiêu dùng theo số liệu Tổng cục Thống kê cung cấp, hết tháng 6.2019 tăng 18,17% và đến hết tháng 12.2019 đã tăng 23,2%”, bà Mai nói.

Giảm trừ gia cảnh tuân thủ theo luật?

Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất mới về mức chịu thuế thu nhập cá nhân và ngưỡng giảm trừ gia cảnh. Mức chịu thuế mới là 11 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh tăng lên 4,4 triệu đồng/tháng/người. Nhiều ý kiến người dân và chuyên gia cho rằng đây là đề xuất lạc hậu, vô cảm với thực tiễn cuộc sống hiện tại của người dân.

Trả lời báo chí về vấn đề này tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết Bộ Tài chính đã có văn bản số 2137 ngày 28.2 gửi xin ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và mức thu nhập cá nhân. Việc điều chỉnh này được căn cứ vào Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2013.

Theo bà Mai, ở đây tất cả các cơ quan cũng như mọi cá nhân đều phải thực hiện nộp thuế, theo khoản 4 điều 1 Luật số 26/2012/QH13 quy định như sau: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm), mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

“Việc giảm trừ gia cảnh phải tuân thủ theo khoản 4 điều 1 Luật số 26/2012/QH13. Trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý thuế, Bộ Tài chính luôn chỉ đạo các đơn vị chức năng cập nhật chỉ số giá tiêu dùng theo số liệu Tổng cục Thống kê cung cấp, hết tháng 6.2019 tăng 18,17% và đến hết tháng 12.2019 đã tăng 23,2%”, bà Mai nói.

Theo bà Mai, theo đúng quy định tại khoản 4 điều 1 Luật số 26/2012/QH13, Bộ Tài chính thấy cần thiết phải dự thảo, nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định là căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng và mức điều chỉnh phù hợp với biến động giá cả.

Trước đó, bình luận về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM, mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng của Bộ Tài chính là “đơn giản đến lạnh lùng và vô cảm. Một chính sách tác động lên sinh kế của hơn 90 triệu người lại được tính toán và hoạch định giản đơn hơn bài toán thống kê của sinh viên năm nhất”.

Chuyên gia Bảo cũng nhấn mạnh cách tính của Bộ Tài chính chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tối đa hóa số thuế thu được và vi phạm nguyên tắc bồi dưỡng nguồn thu.

“Nếu muốn tính cho gọn thì phải dùng tốc độ tăng trưởng GDP để đo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Vì đây là ngưỡng thu nhập chịu thuế nên phải điều chỉnh bằng tốc độ tăng thu nhập, chứ không được đánh tráo khái niệm bằng tốc độ tăng CPI”, ông Bảo nói.

Theo đó, cứ cho rằng tăng trưởng kinh tế hằng năm bình quân 6,5% trong giai đoạn 2013 - 2019 thì để luật thuế có hiệu lực trong năm 2020 thì mức tăng trưởng thu nhập tích lũy là hơn 55%. Vì vậy, ngưỡng thu nhập chịu thuế tối thiểu phải là 14 triệu đồng. Tương tự, mức miễn trừ đối với người phụ thuộc phải được làm tròn là 6 triệu đồng/người. Nghĩa là một người có thu nhập bình quân 1 tháng 20 triệu đồng, phải nuôi thêm 1 người phụ thuộc thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Nhưng theo chuyên gia này, tốt nhất là ngưỡng thu nhập chịu thuế cũng phải được điều chỉnh hằng năm để bám sát thực tiễn cuộc sống. Bộ Tài chính nên tính toán kỹ thời điểm và phương pháp để truyền thông chính sách này sao cho hiệu quả. Muốn thu tiền dân thì hãy đợi lúc họ vui chứ không phải lúc mà mặt mũi người nào cũng đang kín mít khẩu trang! Ông Bảo nhấn mạnh cần khoan thư sức dân.

Taxi công nghệ sẽ thế nào sau ngày 1.4?

Trả lời báo chí về việc từ 1.4, việc thử nghiệm xe hợp đồng điện tử của Bộ GTVT sẽ hết hiệu lực, sau thời gian này, những loại hình kinh doanh như Grab, Be… sẽ theo hướng kinh doanh như thế nào, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay, ngày 11.2 vừa qua, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-BGTVT về việc dừng kế hoạch thí điểm nêu trên kể từ ngày 1.4.2020. Do đó, 14 đơn vị đang hoạt động theo Quyết định 24 sẽ phải dừng hoạt động từ ngày 1.4.2020 và chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với đơn vị mình đúng theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

Theo ông Đông, điều 35 của Nghị định số 10 đã quy định rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải được chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1, đơn vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải (không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải) phải chấp hành các quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 1 điều 35 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Trường hợp 2, đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi phải thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định của Nghị định. Bao gồm các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại các điểm c, d, e, i, k của khoản 1, điều 35 Nghị định 10.

“Tóm lại, dù loại hình nào, dùng cái tên nào thì cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật, không phân biệt tên theo mục đích gì, cứ phải đúng theo quy định hoạt động và quy định về kiểm soát của thị trường vận tải đường bộ Việt Nam”, ông Đông nhấn mạnh.

Lam Thanh

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com