Vì sao bão hay đổ bộ vào các tỉnh miền Trung?

18/07/2018 14:47

MTNN Bão số 3 đang di chuyển nha, hướng vào các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh. Trước đó đã có rất nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào miền Trung. Vì sao nơi đây có nhiều bão

Vì sao bão hay đổ bộ vào các tỉnh miền Trung?

Vì sao bão hay đổ bộ vào các tỉnh miền Trung?

Từ xưa dân gian đã có những nhắc nhở, cảnh báo cho các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra mưa bão, lũ từ đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm qua câu nói: "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”.

Thực tế cho thấy, miền Trung luôn là điểm đến của nhiều cơn bão, đã có những cơn bão lớn tàn phá khiến người dân chịu nhiều thiệt hại về người cũng như của. Vậy vì sao bão hay đổ bộ vào các tỉnh miền Trung?

Hiện nay, theo thông tin từ Cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 (có tên quốc tế là Sơn Tinh), mạnh cấp 8 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh vào tối 18/7.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, đêm nay và ngày mai bão số 3 di chuyển rất nhanh theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 35 km. Sáng18/7, bão số 3 sẽ đi vào vịnh Bắc Bộ. Chiều tối cùng ngày, vùng tâm bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh.

Đến 19h ngày 18/7, vị trí tâm bão ở ngay trên đất liền khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80 km tính từ vùng tâm bão.

Cơ quan khí tượng cũng cho hay do ảnh hưởng của bão Sơn Tinh, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa dông mạnh; gió bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Theo khảo cứu chuyên biệt về bão miền Trung, có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan và khách quan dẫn đến việc miền Trung trở thành trung tâm hứng chịu những cơn bão lớn.

bao-so-3

Hướng di chuyển của bão số 3 (Nguồn ảnh: NCHMF)

-> Tin bão số 3 mới nhất ngày 18/7: Bão di chuyển nhanh, vào Thái Bình - Quảng Bình

Đa phần các cơn bão lớn thường bắt nguồn từ nguyên nhân địa lý. Theo đó, bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m.

Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Trên thực tế, bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Hầu hết các cơn bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất (tháng 7,8,9) rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.

Hay nói một cách dễ hiểu nhất, miền Trung là tỉnh thành có thời tiết khắc nghiệt khi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam. Gió này mang hơi ẩm nhiều (do đi qua biển Ấn Độ Dương), nên thường gây ra mưa.

Do bị gió phơn ảnh hưởng, nên khi bão hình thành ở biển Đông, sẽ bị gió đẩy lên trên phía bắc. Càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về các tỉnh miền Trung.

Chính vì vậy, hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung.

Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 - 8 cơn bão đổ bộ vào nước ta.

Theo thống kê, trong những năm 2006 - 2017, miền Trung đã chịu ảnh hứng của 7 cơn bão lớn, nhiều đợt áp thấp nhiệt đới và hàng chục đợt gió mùa Đông Bắc.

Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ các nước trong khu vực như Phillipines, Trung Quốc... Sau 3, 4 ngày di chuyển thì nó đến bờ biến nước ta.

Đa số các tỉnh miền Trung khi bão đổ bộ vào thường gây ra tình trạng lũ lụt trên diện rộng. Điều này phần lớn do địa hình các tỉnh miền Trung có đường bờ biển kéo dài, đồng bằng hẹp. Nơi đây còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch rất chằng chịt.

Điều đáng nói, sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

Chính vì vậy mưa bão, lũ lụt ở miền Trung thường gây thiệt hại nặng nề khiến nhà cửa bị cuốn trôi, mùa màng bị thiệt hại.

Do vậy, để giảm thiểu thiệt hại mưa lũ sao bão mà cụ thể là cơn bão số 3 đang sắp di chuyển vào, các cấp chính quyền, người dân cần chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa bão lũ.

-> Bão số 3 ảnh hưởng đến những tỉnh nào?

Video: Bão số 3 Sơn Tinh di chuyển rất nhanh (Nguồn: VTC14)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com