Khai thác nước ngầm quá mức, TP Hồ Chí Minh bị ngập, sụn lún nghiêm trọng

20/07/2019 07:56

MTNN Trước thực trạng khai thác, sử dụng nước ngầm tràn lan và quá mức, gây hiện tượng lún, sụt, ô nhiễm nguồn nước, gia tăng nguy cơ ngập nước trên địa bàn, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang quyết tâm triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng này.

Trước thực trạng khai thác, sử dụng nước ngầm tràn lan và quá mức, gây hiện tượng lún, sụt, ô nhiễm nguồn nước, gia tăng nguy cơ ngập nước trên địa bàn, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang quyết tâm triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng này.

Nhiều hệ lụy

Ông Huỳnh Thanh Nhã, Trưởng Phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và Biển đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến nguồn nước ngầm bị sụt giảm, làm thay đổi cấu trúc địa chất.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 100.000 giếng khoan khai thác nước ngầm có đường kính và độ sâu khác nhau, phân bố không đều trên các khu vực với khoảng 700.000 m3/ngày. Cụ thể, hộ dân khai thác 355.859 m³/ngày, khu chế xuất – khu công nghiệp 58.150 m3/ngày, bên ngoài khu chế xuất – khu công nghiệp nhưng không phải hộ gia đình 172.572 m3/ngày và Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) là 130.000 m3/ngày.

Theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), địa bàn thành phố có khoảng 1,46 triệu đồng hồ nước, hiện còn khoảng 124.500 chiếc có chỉ số tiêu thụ là 0 m3, tức người dân không sử dụng.

Việc khai thác nước ngầm tràn lan để lại những hậu quả nhãn tiền về môi trường, biến đổi địa chấn trên địa bàn thành phố. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tốc độ sụt lún rất lớn, trung bình là 4 cm/năm, cá biệt có nơi đến 6,7 cm/năm. Ngoài việc do xây dựng công trình trên nền đất yếu và hoạt động giao thông, việc sụt lún ở Thành phố Hồ Chí Minh có nguyên nhân lớn từ khai thác nước ngầm.

Điển hình là phường An Lạc, quận Bình Tân lún tới 81,4 cm – là nơi có tốc độ sụt lún lớn nhất ở Nam Bộ. Đường Nguyễn Hữu Cảnh khi đưa vào sử dụng được một năm, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã mời Viện Khoa học công nghệ xây dựng thuộc Bộ Công an kiểm định chất lượng con đường.

Quá trình kiểm định cho thấy, đường Nguyễn Hữu Cảnh bị lún từ 5cm-1m. Trải qua nhiều lần cải tạo, sửa chữa, đường Nguyễn Hữu Cảnh không những chưa thể khắc phục được tình trạng lún nứt mà còn tái diễn cảnh cứ mưa là ngập.

Nhiều tuyến đường trên địa bàn quận 9 ngập sâu trong cơn mưa. (Ảnh: CTV)

Ngoài ra, nhiều quận, huyện khác của thành phố cũng ghi nhận tình trạng sụt lún như: Huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Quận 7, khu vực Thanh Đa (Bình Thạnh). Vùng bến Phú Định (Quận 8) là một trong những khu vực có nền đất rất yếu nên chỉ cần một tác động nhỏ từ các công trình xây dựng sẽ gây ra tình trạng sụt lún làm nứt nhà người dân. Những khu vực sát kênh rạch, dọc sông Sài Gòn cũng có hiện tượng sụt lún gây nhiều thiệt hại cho người dân.

Về chất lượng nước, Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện giám sát 149 mẫu nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn có 72% mẫu đạt chỉ tiêu hóa lý và vi sinh, số còn lại không đạt.

Đa số các mẫu không đạt chất lượng rơi vào nhóm nước giếng do hộ dân tự khai thác. Nhiều mẫu nước giếng hộ gia đình tự khai thác đang bị ô nhiễm nặng; không đạt pH, có hàm lượng amoni cao và có mẫu nước nhiễm vi sinh (E.coli và coliforms)…

Vận động người dân tự lấp giếng khoan

Trước tình hình trên, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp để từng bước hạn chế việc khai thác và sử dụng nước ngầm, trong đó tăng cường vận động người dân tự trám lấp giếng ngầm.

Cam kết ủng hộ trám lấp giếng khoan của gia đình, ông Nguyễn Đăng Dương ở Phường 11, quận Bình Thạnh cho biết: Trước đây, khu vực nhà ông không có nước sạch nên phải đi xin nước từ nhà máy gần đó.

Nhiều lần thấy bất tiện, ông thuê người khoan giếng ngầm sử dụng mặc dù nước ngầm không qua xử lý chứa nhiều chất độc. Hiện nay, Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định đã lắp đặt hệ thống nước máy tới tận nhà và vận động gia đình ông trám lấp giếng khoan chuyển sang sử dụng nước sạch.

Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Nên, đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh cho hay, gia đình ông đã sử dụng nước máy, ngưng dùng giếng khoan bởi chi phí điện sinh hoạt tăng cao nên sử dụng máy bơm giếng không hiệu quả. Thêm vào đó, gia đình ông được chính quyền giải thích việc khai thác nước ngầm quá mức sẽ gây sụt lún nên ông đồng ý cho trám lấp giếng ngầm.

Triển khai việc trám, lấp giếng ngầm trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Đắng, Giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định thuộc Sawaco cho biết, địa bàn Công ty phụ trách có hơn 17.000 giếng khoan thuộc các Quận 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Gò Vấp. Năm 2019, Công ty vận động khoảng 2.000 hộ dân trám lấp giếng khoan và năm sau con số này sẽ là 3.000 hộ.

Giai đoạn 2021-2025, Công ty sẽ vận động 12.000 hộ dân thôi dùng giếng khoan để chuyển qua sử dụng nước sạch. Trung bình mỗi giếng khoan được trám lấp chi phí khoảng 1,2 triệu đồng. Khi thực hiện rộng rãi, kinh phí sẽ trích từ ngân sách thành phố.

Theo quy định hiện nay, thành phố chỉ yêu cầu giảm khai thác chứ chưa cấm nên chính quyền chỉ có thể vận động người dân mà không thể cưỡng chế thực hiện. Hơn nữa, chưa có quy định, chế tài đối với tổ chức, cá nhân đã được cấp nước máy nhưng vẫn khai thác, sử dụng nước ngầm.

Để bảo vệ nguồn nước ngầm, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố đến năm 2025.

Theo đó, từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ giảm lưu lượng khai thác nước dưới đất trên địa bàn còn 100.000 m3/ngày; đồng thời thực hiện trám lấp các giếng hư hỏng, không sử dụng, giếng không có giấy phép khai thác đúng kỹ thuật nhằm bảo vệ nguồn nước, hạn chế ô nhiễm.

Để hoàn thành mục tiêu này, đại diện Sawaco cho biết, đơn vị sẽ tiếp nhận và đưa vào sử dụng nguồn nước mới từ Nhà máy nước Thủ Đức 3 và Nhà máy nước Tân Hiệp 2 với tổng công suất 600.000m3/ngày. Sawaco cũng đặt mục tiêu giảm thất thoát nước từ 23,31% xuống còn 21,7% trong năm 2019; cam kết duy trì cấp đủ nước sạch cho người dân thành phố.

Thành phố tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước sạch để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Với nhóm đối tượng là doanh nghiệp, khu chế xuất – khu công nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, Sở đã chuẩn bị để báo cáo ngừng cấp giấy phép 151 công trình với tổng lượng khai thác 62.860 m3/ngày.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đánh sập 45 hầm mỏ thiếc hết hạn ở Nghệ An

Vừa qua, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã huy động lực lượng và phương tiện tiến hành đánh sập, lấp 45 hầm lò của ba mỏ thiếc có quyết định đóng cửa tại khu vực Lan Toong, suối Bắc ở các xã Châu Thành và Châu Hồng.

Dỡ đập để hồi sinh sông

Việc dỡ bỏ đập Edwards trên sông Kennebec ở bang Maine đã giúp các nhà bảo tồn sông tái hiện lại những gì có thể.

Hà Nội xả nước cuốn trôi toàn bộ kết quả thí nghiệm của chuyên gia Nhật ở sông Tô Lịch

Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản cho biết việc Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch khiến toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua đã trong chốc lát bị cuốn trôi, bây giờ phải làm lại từ đầu.

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com