Phi hành gia cuối cùng lên Mặt trăng phản đối ý kiến con người gây ra biến đổi khí hậu
Phi hành gia Harrison Schmitt với lá cờ Mỹ và Trái đất ở phía sau, trong một chuyến đi trên mặt trăng như một phần của sứ mệnh Apollo 17 (Ảnh: Buyenlarge/Getty Images)
Harrison Schmitt, một cựu phi hành gia của NASA, đồng thời là một nhà địa chất đã ở trên con tàu Apollo 17 tới mặt trăng vào năm 1972, ông là người sống cuối cùng từng đặt chân tới mặt trăng. Trong một cuộc chia sẻ với các nhà báo khoa học, Harrison Schmitt nói rằng ông không tin rằng hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, mặc cho có nhiều bằng chứng khoa học đồng thuận ý kiến trái ngược.
Tạp chí Discover cho biết Schmitt được biết đến với việc ông phủ nhận các khía cạnh khoa học đã được chứng minh về biến đổi khí hậu. Trong một bài báo Schmitt đã đồng viết cho tờ Wall Street Journal năm 2013, ông cho rằng mức độ gia tăng khí carbon dioxide (CO2) sẽ thực sự mang lại lợi ích cho nhân loại.
Harrison Schmitt từng tuyên bố rằng khí CO2 thực sự có lợi cho nhân loại, đồng thời phủ nhận ý kiến cho rằng con người là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu (Ảnh: VideoBlocks)
Trong một bản ghi âm, ông Schmitt nói rằng Trái đất đã trải qua các biến cố về khí hậu trong quá khứ và tình trạng đó tiếp diễn cho đến ngày nay. Harrison Schmitt đã đặt câu hỏi: “Có bằng chứng nào cho thấy con người đang gây ra sự thay đổi đó hay không?”, và khán giả của ông lập tức đồng thanh trả lời: “Có!”.
Tuy vậy, ông Schmitt đã phản đối khi cho rằng lĩnh vực chuyên nghiệp của ông- ngành địa chất- không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy ảnh hưởng của con người đối với biến đổi khí hậu, mà chỉ tồn tại các giả thuyết mà thôi, và các giả thuyết thì thường sai.
Một nhà địa chất trong nhóm tính giả của Harrison Schmitt, Betsy Mason, là một nhà văn cho National Geographic nhanh chóng phản bác và cho rằng ông “nên xem xét lại việc tuyên bố chủ đề này tới toàn bộ các nhà địa chất.”
Trái ngược với Harrison Schmitt, Hội Địa chất Luận Đôn đã đưa kết luận “buộc tội” các hoạt động của con người chính là “thủ phạm” khiến trái đất nóng lên, tuyên bố này dựa trên các bằng chứng khoa học cụ thể (Ảnh:Phys.org)
Trên thực tế, Hội Địa chất Luân Đôn đã kết luận rằng con người là nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng biến đổi khí hậu trong một tuyên bố được công bố vào năm 2010. Các thành viên của hiệp hội đã viết một bản bổ sung cho tuyên bố vào năm 2013 giải thích rằng dữ liệu khí hậu mới từ hồ sơ địa chất đã củng cố kết luận ban đầu của họ - "CO2 là một yếu tố lớn thay đổi hệ thống khí hậu, và các hoạt động của con người chịu trách nhiệm về sự nóng lên gần đây".
Schmitt đã đúng một điều: Trái đất đã trải qua những thay đổi khí hậu, địa chất trong quá khứ. Tuy nhiên, những sự kiện biến đổi khí hậu đó đã diễn ra trong hàng triệu năm; những ảnh hưởng hiện tại của sự nóng lên toàn cầu - lại được thúc đẩy bởi số lượng quá nhiều khí carbon dioxide được bơm vào khí quyển bởi hoạt động của con người, và điều này đang diễn ra trong nhiều thập kỉ.
=> Ả Rập Saudi tham vọng với dự án năng lượng mặt trời có quy mô lớn nhất hành tinh
Các nhà khoa học khẳng định 95% khả năng con người chính là nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu (Theo CNN)