Mặt Trời đang phát ra bức xạ mạnh chưa từng có
NASA cho biết, một trong những cơn bão mặt trời hiện nay có cường độ mạnh nhất trong vòng 12 năm qua. Và cơ quan vũ trụ này cho hay tất cả chúng đều được xếp vào nhóm mạnh nhất.
Các cơn bão Mặt trời phát ra các tia bức xạ theo mọi hướng, một số sẽ ảnh hưởng đến bầu khí quyển bên ngoài của Trái đất, làm cho nó nóng lên và giãn nở ra. Điều này có nghĩa là các tín hiệu vệ tinh sẽ phải vật lộn để có thể xâm nhập vào bầu khí quyển phồng lên này, dẫn đến sự thiếu hụt các dịch vụ internet, định vị GPS, truyền hình vệ tinh và tín hiệu điện thoại di động.
Trên thực tế, đa số các nhà nghiên cứu đều tin rằng, con người sẽ biến mất khỏi Trái đất từ rất lâu trước khi đến thời điểm Mặt trời nổ tung.
Leen Decin, nhà nghiên cứu đến từ Viện Thiên văn KU Leuven ở Bỉ nói, vẫn có khả năng rằng sự sống trên Trái đất tồn tại qua ngày tận thế của Hệ Mặt trời.
“5 tỷ năm nữa, Mặt trời sẽ bến thành ngôi sao đỏ khổng lồ, lớn hơn kích thước bây giờ hàng trăm lần”, Decin nói. “Trái đất có thể vẫn sống sót ở thời điểm đó, cùng với sự sống ẩn sâu bên trong phần lõi”.
"Che mặt trời" có thể hiểu là "gửi trả lại" một phần năng lượng Mặt Trời, đưa chúng trở lại không gian (ảnh: VnExpress)
Đề xuất "che mặt trời" để giảm sự nóng lên toàn cầu
Hội nghị Chống biến đổi khí hậu tại Paris đã đề ra nhiều giải pháp để giảm thiểu lượng khí carbon mà chúng ta thải ra môi trường. Lớp khí CO2 bao bọc Trái Đất là tấm chăn giữ ấm cho hành tinh của chúng ta, nhưng với việc "đắp thêm chăn" vô tội vạ của chúng ta cho Trái Đất, thì chúng ta còn phải đối mặt với thêm nhiều vấn đề nóng lên toàn cầu nữa.
Những năm vừa qua, việc nóng lên toàn cầu đang đạt mức báo động, băng hai cực đang tan dần và nước biển đang dâng cao. Hậu quả đang dần đến gần ngưỡng cửa của từng quốc gia.
Một trong những biện pháp có thể sử dụng là "gửi trả lại" một phần năng lượng Mặt Trời, đưa chúng trở lại không gian. Phương pháp này có tên Quản Lý Phóng Xạ Mặt Trời (Solar Radiation Management – SRM), và đây là biện pháp sử dụng công nghệ để chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu khả thi nhất tính tới thời điểm này.
Ví dụ, chúng ta có thể phun nước biển vào bầu khí quyển, tạo nên những đám mây mới, đây là một cách rất hiệu quả để phản lại nhiệt lượng mặt trời tỏa ra. Vài kế hoạch khác đề cập tới việc đặt gương bên ngoài vũ trụ, để chúng ở nơi trọng lực giữa Trái Đất và Mặt Trời cân bằng.
Lượng gương vũ trụ này có thể phản chiếu lại 2% ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống, nhưng kế hoạch này gặp phải rào cản tài chính rất lớn.
Có lẽ rằng giải pháp có thể sử dụng ngay lập tức là phun những phân tử nhỏ lên tầng bình lưu (khoảng 20km trên không). Để có thể tối đa hóa lượng ánh nắng có thể phản chiếu lại, các phân tử này phải có bề mặt ít nhất bằng 0.5 micromet.
Chúng ta đã biết rằng, bụi núi lửa từ những đợt phun trào lớn có giảm nhiệt độ toàn hành tinh. Điển hình như vụ phun trào năm 1991 của núi lửa Pinatubo tại Phillippines.
Khoảng 10 tấn sulfur dioxide bị thải vào khí quyển, chúng nhanh chóng hình thành nên những giọt acid sulfuric trong tầng bình lưu. Những hạt này phản lại ánh nắng Mặt Trời và làm nhiệt độ Trái Đất giảm đi. Trong vòng một năm sau sự kiện núi lửa Pinatubo phun trào, nhiệt độ Trái Đất giảm khoảng 0,4 độ C và rồi quay lại bình thường ít lâu sau đó.
Hiện giờ thì chúng ta cũng có được một công nghệ "điên rồ" như vậy: có thể bơm những phân tử titanium dioxide lên khí quyển bằng những cái vòi lớn, đưa lên cao nhờ một khí cầu helium. Nhưng kế hoạch này nhanh chóng bị phá sản bởi một lý do nghe buồn cười nhưng lại rất hợp lý: nhỡ đâu kế hoạch này thành công mĩ mãn, thì chẳng hóa ra chúng ta không cần phải cắt giảm lượng khí thải nữa à?
-> Bí mật về loài cáo “đáng yêu nhất hành tinh” có giá 50 triệu đồng