Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn do biến đổi khí hậu

15/08/2018 10:07

MTNN Biến đổi khí hậu và những tác động của con người đã khiến thị trấn Muyank ở Uzbekistan đối mặt với thảm họa sinh thái học sau khi biển kín biến mất.

Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn do biến đổi khí hậu

Biển Aral từng là vùng biển kín tấp nập buôn bán

Biển Aral là khu vực từng có vùng biển kín lớn thứ 4 thế giới với 25.000 người sinh sống. Ước tính 20% lượng cá tiêu thụ ở Liên Xô khi đó đến từ 30 loài cá trên Biển Aral.

Đây được gọi là biển kín vì chúng nằm tách biệt với biển và các đại dương, nhưng có độ mặn tương đương đại dương.

Tuy nhiên, biển Aral đã giảm 90% lượng nước kể khi các con sông đổ nước vào đó phần lớn được chuyển sang một dự án của Liên Xô cũ nhằm thúc đẩy sản lượng bông trong vùng khô cằn. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon gọi đây là một trong những thảm hoạ môi trường gây sốc nhất hành tinh.

BIEN KIN BIEN MAT

Trước khi Biển Aral bị xóa sổ, Muynak là một thị trấn cảng tấp nập với 25.000 cư dân (Ảnh: Zing.vn)

Tại bến tàu, tôi không nhìn thấy gì cả. Tôi chỉ nhìn thấy một bãi tha ma của những con tàu”, ông Ban nói sau khi đặt chân tới Nukus, thành phố lớn gần nhất và cũng là thủ phủ của vùng tự trị Karakalpak.

“Đây rõ ràng là một trong những thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ nhất của thế giới. Tôi rất sốc”, ông Ban nhấn mạnh.

Nguyên nhân nào khiến biển kín Aral trở thành nỗi thảm họa như bây giờ?

Nguyên nhân khiến Biển Aral cạn nước được cho quyết định của lãnh đạo Liên Xô Nikita S. Khrushchev cách đây hơn 60 năm. Đó là khi Khrushchev quyết định công nghiệp hóa nền nông nghiệp ở vùng Trung Á, dù vùng đất này thường xuyên đối mặt với thời tiết khô cằn.

Hai dòng sông Amu Darya và Syr Darya, vốn cấp nước cho Biển Aral, bị khai thác triệt để nhằm tưới tiêu cho những cánh đồng lúa mì và bông vải. Cách thức canh tác lạc hậu thời kỳ đó làm thất thoát đến 80% lượng nước phục vụ tưới tiêu.

Biến đổi khí hậu cũng góp phần khiến lượng nước trong biển bốc hơi nhanh hơn. Những dòng sông băng ở vùng núi Turkmenistan và Kyrgyzstan thường chảy vào sông Amu Darya và Syr Darya cũng cạn kiệt.

"Mục tiêu chính hiện tại là giảm thiểu tác động của thảm họa cạn Biển Aral", Boriy B. Alikhanov, lãnh đạo đảng Hành động vì Sinh thái học của Uzbekistan, nói. "Trong suốt chiều dài lịch sử hiện đại của nhân loại, hiện tượng cả một vùng biển biến mất chưa bao giờ xảy ra chỉ trong một thế hệ", ông nói.

Trong khi đó, Helena Fraser, người đứng đầu Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ở Uzbekistan nói: “Đây không chỉ là thảm kịch, mà còn thể hiện mối nguy hiểm diễn ra ngay trước mắt chúng ta”.

-> Những công trình kiến trúc đáng tự hào của thủ đô Rome huyền thoại

Nhiều sông và biển đột nhiên biến mất là hệ quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (Nguồn: VTC14)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com