Con người được cho là tác nhân chính dẫn đến nguyên nhân tuyệt chủng của động vật
Trong thời đại hiện nay, các hoạt động canh tác, sản xuất của con người cũng làm thu hẹp môi trường sống của các loài động vật hoang dã. Các hoạt động như vậy đi liền với với ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Đặc biệt hơn nữa, các hoạt động săn bắt trái phép đang đẩy nhanh con số các loài vật đã và sắp bị tuyệt chủng tăng thêm.
Không thể phủ nhận yếu tố chủ quan từ con người, việc quá lạm dụng tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản khiến môi trường sống nguyên bản của động vật nhiều nơi bị bào mòn. Hơn nữa, thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đi kèm với nhiều hệ lụy khiến môi trường đất, nước, không khí- môi trường sống của động vật- ô nhiễm trầm trọng. Đối với những loài động vật không dễ thích nghi với điều kiện khắc nghiệt và sự thay đổi nhanh chóng, tuyệt chủng là điều không thể tránh khỏi.
Dù đã có rất nhiều nỗ lực bảo tồn loài tê giác này nhưng do việc săn bắt gắt gao của con người, chúng đã tuyệt chủng
10 loài động vật đã hoàn toàn bị "xóa sổ" trên trái đất
Chúng ta hãy cùng điểm lại mười loài động vật nổi bật nhất trong danh sách các loài đã bị tuyệt chủng trên trái đất và nguyên nhân gây ra sự xóa sổ của những loài này.
Tê giác đen châu Phi
Chiều dài của te giác đen châu Phi thường hơn 3 mét, cao gần 2 mét và có trọng lượng lên đến 1,300 kg. Những con tê giác này có hai sừng, một cái lên đến 1 mét, cái kia chỉ khoảng 55 cm. Thức ăn chủ yếu của chúng là lá cây và chồi cây. Một số người tin rằng sừng của chúng có thể chữa bách bệnh, mặc dù điều này không có căn cứ khoa học nhưng vẫn dẫn đến việc chúng bị săn bắt bừa bãi không thể kiểm soát. Con tê giác đen châu Phi cuối cùng được nhìn thấy ở Cameroon vào năm 2006 và chính thức tuyệt chủng vào năm 2011.
Cá thể Baiji cuối cùng có tên là Qiqi được tìm thấy vào năm 2002
Cá heo trắng Baiji
Loài cá heo vây trắng hay còn được gọi là cá heo sông Dương Tử là một loài cá heo sông đặc hữu, được phân bố tại hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc. Chúng dài khoảng hơn 2 mét và nặng tới một phần tư tấn. Thị lực của loài này rất kém và chúng phải dựa vào sóng siêu âm để xác định phương hướng bơi.
Quần thể loài này giảm mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Trung Quốc, việc đánh bắt cá quá nhiều tại sông Dương Tử cũng như xây đập thủy điện và mở rộng giao thông đường thủy trên sông đã làm mất đi môi trường sống trong hơn 20 triệu năm qua của loài cá heo này. Đã có nhiều nổ lực để bảo tồn loài này nhưng cuộc thám hiểm cuối năm 2006 đã không tìm thấy cá thể nào xót lại trên sông.
Hình ảnh loài dê núi quý hiếm đã bị tuyệt chủng với nguyên nhân còn bỏ ngỏ đáng tranh cãi
Dê rừng Pyrenean
Một trong bốn phân loài của dê rừng Tây Ban Nha hoặc dê Iberia được tìm thấy ở bán đảo Iberia. Dê rừng có thể phát triển chiều cao từ 60-76 cm và nặng 24-80 kg khi sống trong môi trường tự nhiên với thức ăn chủ yếu là cây cỏ và thảo dược.
Được biết trước năm 1900 số lượng của loài này lên đến 50.000 cá thể, nhưng sau đó đã bị giảm đáng kể xuống còn 100 cá thể. Nguyên nhân chính xác của sự tuyệt chủng này vẫn chưa được làm rõ, các nhà khoa học các yếu tố bao gồm săn trộm, không có khả năng cạnh tranh với các động vật có vú khác là một phần nguyên nhân. Con dê rừng Pyrenean cuối cùng đã bị chết vì bị cây đổ đè lên vào năm 2000.
10 loài động vật đã bị "xóa sổ" hoàn toàn vì biến đổi khí hậu (Theo Amazing10Zzz)
=> Biến đổi khí hậu và hệ lụy đáng sợ khiến động vật tuyệt chủng