Bị Trung Quốc ép, Apple gỡ gần 30.000 game và ứng dụng khỏi App Store trong 1 ngày

02/08/2020 17:15

MTNN Gần 30.000 game và ứng dụng bị Apple gỡ khỏi App Store hôm 1.8 do không có giấy phép theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc.

Từ tháng 6 vừa qua, Apple cảnh báo các nhà phát triển game cần có được giấy phép từ các nhà quản lý Trung Quốc nếu muốn sản phẩm của họ tồn tại lâu dài trên App Store.

Công ty nghiên cứu dữ liệu Qimai cho biết Apple đã gỡ 26.000 game và 3.800 ứng dụng khỏi App Store Trung Quốc hôm 1.8. Đây là đợt thanh trừng thứ hai của Apple kể từ tuần đầu tiên tháng 7.

Theo trang thống kê Sensor Tower, hơn 2.500 game đã bị Apple gỡ khỏi App Store ngày 7.7. Khoảng 80% số game này có dưới 10.000 lượt tải xuống trong 8 năm qua. Tổng doanh thu đến nay của hơn 2.500 game bị xóa khỏi App Store là 34,7 triệu USD. Trong đó một game kiếm được hơn 10 triệu USD, 6 game khác thu về hơn 1 triệu USD.

Ngày 1.7, Apple bắt đầu dừng cập nhật các ứng dụng và game thiếu giấy phép cần thiết phù hợp với chính sách của Trung Quốc. Sau đó, hãng công nghệ Mỹ bắt đầu gỡ các ứng dụng dạng này khỏi App Store.

Nhìn chung, Apple chậm tuân thủ các quy định của Trung Quốc. Chính quyền nước đông dân nhất hành tinh yêu cầu tất cả các game phải bị kiểm duyệt, sau đó cần có giấy phép giấy phép từ Cơ quan Báo chí và Xuất bản Quốc gia mới được xuất bản.

Cửa hàng ứng dụng Android (Google Play Store) tuân thủ quy tắc này kể từ năm 2016, còn nhiều nhà phát triển game cho iOS tiếp tục phát hành game trong khi chờ cấp phép, có thể mất vài tháng.

Khả năng tất cả game vừa bị gỡ xuống khỏi App Store hôm 1.8.2020 có được giấy phép từ cơ quan quản lý rất mong manh. Quá trình nộp đơn tương đối khó khăn với các công ty không phải là người Trung Quốc và chi phí cũng tốn kém.

Trước ngày 1.8.2020, App Store có khoảng 60.000 game yêu cầu người chơi trả phí trước hoặc đưa tùy chọn mua trong ứng dụng. Cơ quan quản lý Trung Quốc chỉ cấp 43.000 giấy phép trong một thập kỷ qua và dưới 1.600 vào năm 2019.

Apple phải gỡ 29.800 game và ứng dụng khỏi App Store trong ngày 1.8 theo lệnh của chính quyền Trung Quốc.

Trung Quốc quy định nghiêm ngặt về nội dung game được cấp phép, trong đó các tiêu đề liên quan cờ bạc, những đế quốc trước đây tại Trung Quốc, máu me và xác chết không được phép. Các nhà phát triển game phải tuân thủ các quy tắc và đưa ra giấy phép để game của họ có hiệu lực trên App Store và được người dùng tải xuống.

Vào tháng 2.2020, sự bùng phát coronavirus ở Trung Quốc khiến game nổi tiếng Plague Inc bị gỡ khỏi App Store dù đã tồn tại 8 năm qua. Trong Plague Inc, người chơi được vào vai kẻ tạo ra mầm bệnh để đi hủy diệt thế giới. Plague Inc vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng App Store ở Trung Quốc vào tháng 1.2020 khi người dùng tìm kiếm các nội dung game và phim ảnh liên quan đến virus, dịch bệnh để đối phó với thực tại.

Đầu tháng 6.2020, Apple lần lượt xóa Castro và Pocket Casts, hai ứng dụng podcast phổ biến, khỏi App Store Trung Quốc. Lý do vì Cơ quan quản lý Không gian mạng Trung Quốc xác định Castro và Pocket Casts có thể được sử dụng để truy cập nội dung được coi là bất hợp pháp tại nước này.

Tháng 12.2019, Apple nhận được yêu cầu từ chính quyền Trung Quốc về việc xóa tất cả phiên bản của ứng dụng tin tức New York Times khỏi App Store vì vi phạm luật pháp địa phương. Ứng dụng này bị gỡ bỏ khỏi App Store vào tháng 1.2020.

Hồi tháng 8.2018, Apple phải xóa 25.000 ứng dụng và game bài bạc bất hợp pháp khỏi App Store tại Trung Quốc. Con số này chỉ chiếm khoảng 1,4% trong hơn 1,8 triệu ứng dụng và game mà Apple phân phối thời điểm đó tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Apple khẳng định: "Các ứng dụng cờ bạc là bất hợp pháp và không được phép tồn tại trên App Store ở Trung Quốc. Chúng tôi đã xóa nhiều ứng dụng và trừng phạt các nhà phát triển cố gắng phát tán các ứng dụng cờ bạc bất hợp pháp trên App Store. Chúng tôi đang nỗ lực tìm kiếm và ngăn chặn các ứng dụng này tồn tại trên App Store".

Xem thêm: Microsoft dừng đàm phán mua TikTok ở Mỹ vì sợ Tổng thống Trump

Mặc Tổng thống Trump đe dọa, TikTok tuyên bố 'không có kế hoạch đi đâu cả'

Không có luật cấm người Mỹ dùng ứng dụng, Tổng thống Trump diệt TikTok thế nào?

Sợ Facebook cướp nhân tài, TikTok tăng quỹ lên 2 tỉ USD cho nhà sáng tạo video

Những điều lo ngại về vắc xin COVID-19 đầu tiên dùng cho người của Nga

iPhone XS Max tắt ngúm khi chụp ảnh dưới nước 2 phút, khách bị đòi 15 triệu tiền sửa

CEO Facebook không biết khi nào nhân viên trở lại công ty, thất vọng với Mỹ vì COVID-19

Trung Quốc chỉ trích Anh vì cấm mạng 5G của Huawei, can thiệp vấn đề ở Hồng Kông

CEO TikTok: 'Facebook tấn công ác ý để chúng tôi bị cấm ở Mỹ, ra sản phẩm bắt chước'

Hãng cấm bay 100 người không đeo khẩu trang, cố vấn y tế Nhà Trắng gợi ý đeo thứ khác

Nhân Hoàng

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com