Bến Tre quyết tâm bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

27/07/2024 14:44

MTNN Thời gian qua, tỉnh Bến Tre đang tích cực triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BDKH) nhằm xây dựng môi trường sống bền vững.

Bến Tre là một tỉnh nằm ở khu vực miền Tây Nam Bộ, nổi tiếng với những rặng dừa xanh ngát và những con sông hiền hòa. Tuy nhiên, những năm gần đây, Bến Tre phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng từ BDKH như nước biển dâng, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt. Để ứng phó với tình trạng này, chính quyền cùng người dân Bến Tre đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm BVMT, thích ứng với BDKH.

Biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn đối với Bến Tre

Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những tác động nghiêm trọng đối với Bến Tre. Bến Tre là tỉnh xếp thứ 8 trong số 63 tỉnh, thành phố của cả nước bị rủi ro cao bởi BĐKH. Trong khoảng 10 năm gần đây, BDKH diễn ra ở tỉnh đi kèm theo nhiều hiện tượng, trong đó diễn biến sạt lở hết sức phức tạp và rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Theo thống kê, toàn tỉnh Bến Tre có 112 điểm sạt lở bờ sông và bờ biển, với tổng chiều dài khoảng 134km. Đáng chú ý là mức độ sạt lở ở nhiều điểm đang có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Sạt lở làm mất đi diện tích đất đai quý giá, đe dọa các công trình dân sinh, giao thông và nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, sinh hoạt của cộng đồng.

Tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng đặt ra một thách thức lớn về mặt kinh phí để đầu tư các công trình khắc phục. Các biện pháp chống sạt lở như xây dựng kè, đê, và các công trình bảo vệ bờ biển đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Tuy nhiên, nguồn lực của tỉnh hiện còn nhiều khó khăn, chưa đủ để xử lý hết các “điểm nóng” sạt lở. Điều này khiến cho nhiều khu vực vẫn tiếp tục bị đe dọa, gây ra những lo lắng không nhỏ cho người dân địa phương.

Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Trước thực trạng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành hàng loạt kế hoạch hành động nhằm ứng phó hiệu quả với tình hình này trong giai đoạn 2021 - 2030. Các kế hoạch bao gồm Kế hoạch hành động ứng phó với BDKH, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BDKH và Kế hoạch thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy Bến Tre về quản lý và đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng với BDKH. Những kế hoạch này đặt nền móng vững chắc cho các hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

UBND tỉnh Bến Tre cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BDKH. Theo kế hoạch này, Bến Tre chuyển hướng phát triển kinh tế theo hướng Đông, tập trung vào việc phát huy thế mạnh kinh tế biển và thích ứng với xâm nhập mặn. Tỉnh đã đặt mục tiêu phát triển 4.000ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao, đồng thời tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng bền vững. Các biện pháp này không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn bảo vệ môi trường và thích ứng với BDKH.

Bến Tre tập trung đầu tư vào các công trình và dự án trọng điểm nhằm cải thiện hạ tầng thủy lợi và cung cấp nước ngọt. Các dự án quan trọng bao gồm Hệ thống thủy lợi Nam - Bắc Bến Tre, Trạm bơm nước thô Cái Bè và hệ thống tuyến ống truyền tải, Dự án Quản lý nguồn nước Bến Tre, Dự án cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu vực Cù lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bên cạnh đó, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Thạnh Phú, Ba Tri, xây dựng đê bao ngăn mặn kết hợp đường giao thông nối liền các huyện biển Bình Đại - Ba Tri - Thạnh Phú cũng được triển khai.

Để giảm khí nhà kính, Bến Tre đã đầu tư phát triển các nhà máy phát điện gió nối lưới, khuyến khích nông nghiệp các-bon thấp. Tỉnh cũng chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ và xây dựng vùng sản xuất dừa hữu cơ tập trung, đồng thời thúc đẩy việc trồng cây phân tán với mục tiêu đạt bình quân trồng 5.000 cây/năm. Những biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu tác động của BDKH mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và bền vững.

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu 

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bến Tre, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng tăng theo tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Trung bình mỗi năm, lượng CTRSH tăng lên từ 5 - 10%. Năm 2004, tỉnh chỉ phát sinh 450 tấn CTRSH mỗi ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 145 tấn/ngày và khu vực nông thôn chiếm 305 tấn/ngày. Hiện nay, tổng lượng CTRSH của toàn tỉnh đã tăng lên 1.106 tấn/ngày, với 400 tấn/ngày từ khu vực đô thị và 706 tấn/ngày từ khu vực nông thôn. Công tác thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ 83%, trong đó khu vực đô thị đạt 94,5% và khu vực nông thôn đạt 67%.

Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 7 cơ sở xử lý CTRSH, bao gồm 1 cơ sở đốt, 1 cơ sở xử lý thành mùn/phân hữu cơ kết hợp đốt và 5 cơ sở chôn lấp. Ngoài ra, tỉnh cũng có một số cơ sở xử lý bằng công nghệ khí hóa và sản xuất viên nén. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đảm bảo công tác BVMT hiệu quả, tỉnh cần tiếp tục đầu tư và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải.

Các chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường 

Để đảm bảo công tác BVMT ngày càng tốt hơn, tỉnh Bến Tre ban hành nhiều chính sách cùng quy định pháp luật phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh đã tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho công tác BVMT, đặc biệt là đầu tư cho hoạt động xử lý CTRSH, xử lý nước thải, khí thải. Tỉnh cũng tăng chi ngân sách cho sự nghiệp BVMT, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật về BVMT.

Công tác quản lý và xử lý rác thải, phân loại rác thải tại nguồn là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Bến Tre đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải tại nguồn, từ đó giảm thiểu lượng rác thải phát sinh và cải thiện hiệu quả xử lý. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển các dự án sinh thái.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh Bến Tre đang từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng một “Bến Tre xanh”. Đây không chỉ là một khẩu hiệu mà là mục tiêu cụ thể với các chương trình hành động thiết thực. Tỉnh đang tích cực triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai.

Thanh Trúc

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/ben-tre-quyet-tam-bao-ve-moi-truong-va-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-90877.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com