Bác sĩ Lê Việt Hưng đã gắn bó với Bệnh viện Hà Thành được hơn 3 năm, đây là nơi nhiều thế hệ Người thầy thuốc, bác sĩ, cán bộ y tế dành cả cuộc đời để cống hiến vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều năm gắn bó với nghề, không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt đã rơi, nỗi vất vả của người Thầy thuốc thật khó kể hết, nhưng thay vào đó không ít trái ngọt được ươm mầm từ Bệnh viện Hà Thành, từ sự tận tâm, nỗ lực của y bác sĩ và nghị lực của người bệnh. Món quà quý giá nhất với các bác sĩ là sự vui mừng khi chứng kiến người bệnh vượt qua giây phút sinh tử và chiến thắng bệnh tật.
Đã bước sang tuổi ngoài 30 và đã có hơn 10 năm tuổi nghề, bác sĩ Lê Việt Hưng luôn phát huy tốt sự nhiệt tình, trách nhiệm, nhiệt huyết, đam mê và có trình độ chuyên môn cao.
Bác sĩ Lê Việt Hưng chia sẻ: “Từ khi bắt đầu công việc của mình, bác sĩ đã trải qua khá nhiều môi trường làm việc và học tập, sự vận dụng kiến thức trên ghế nhà trường, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của người đi trước để ngày càng hoàn thiện bản thân về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cũng như tinh thần thái độ đã giúp bác sĩ thành công trong lựa chọn nghề của mình”.
Và hơn 10 năm gắn bó với nghề phẫu thuật tạo hình thẩm mĩ, trải qua không ít kỉ niệm vui buồn với nghề, là người trực tiếp thăm khám, đưa ra chẩn đoán và phẫu thuật cho người bệnh, sau đó là việc chăm sóc sau phẫu thuật cho đến khi người bệnh ra viện. Đó là cả một quá trình đúc kết theo năm tháng để rồi mỗi một người bệnh khỏi bệnh và ra viện là một niềm vui nho nhỏ lại được nhân lên.
Đặc biệt đối với người bệnh nghèo không có tiền để phẫu thuật thì quá trình để đi đến niềm vui lại là một chặng đường gian nan và vất vả. Ngoài chuyên môn bác sĩ còn phải “đóng vai” giống như các chuyên gia tâm lý, truyền đến họ tinh thần lạc quan nhất có thể trước khi bước vào quá trình điều trị.
Bác sĩ Lê Việt Hưng cho biết thêm: “Là người hiểu rõ nhất tâm lý người bệnh trước các cuộc phẫu thuật như vậy, tôi luôn trấn an tâm lý để người bệnh yên tâm, tin tưởng, lạc quan, có tâm thế vững vàng trước khi cánh cửa phòng mổ khép lại. Bởi hành trình sau đó họ hoàn toàn có thể vững tin vào trình độ chuyên môn của bác sĩ.
Trong đó cũng còn nhiều trường hợp của nhiều bệnh nhân khiến tôi cảm thấy day dứt, trăn trở, nhất là những bệnh nhân phát hiện bệnh khá muộn và họ đều có những lý do khác nhau, cuối cùng hiệu quả điều trị không như mong đợi. Nhưng thay vào đó, không ít trái ngọt được ươm mầm từ Bệnh viện Hà Thành, từ sự tận tâm, nỗ lực của y bác sĩ và nghị lực của người bệnh. Món quà quý giá nhất với các bác sĩ là chứng kiến người bệnh vượt qua giây phút sinh tử, chiến thắng bệnh tật.
Và sau tất cả những gì mà tôi cùng các đồng nghiệp tại Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mĩ của Bệnh viện Hà Thành đã làm được, tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Hơn ai hết tôi luôn xem “Bệnh viện là nhà – người bệnh là người thân”. Có như vậy thì mới có sự toàn tâm toàn ý với công việc và đạt hiệu quả cao.
Thời gian tôi tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân còn nhiều hơn thời gian tôi ở nhà cùng với gia đình. Nhưng không vì thế mà tôi cảm thấy buồn hay đem ra so sánh giữa gia đình và công việc của một người Bác sĩ, đó sẽ là sức mạnh để tiếp thêm nghị lực cho tôi phấn đấu để không có bất cứ trường hợp đáng tiếc nào xảy ra khiến tôi phải suy nghĩ và hối hận khi đã khoác trên mình chiếc áo Blouse trắng của người bác sĩ.