10 "Hố sâu tử thần" của trái đất trông ra sao? (P.1)

03/08/2018 18:25

MTNN Có những nơi trên trái đất tồn tại một độ sâu tự nhiên rất đáng kinh ngạc và cũng có những nơi đã được bàn tay con người khai phá xuống một độ sâu đến khó tin.

10 "Hố sâu tử thần" của trái đất trông ra sao? (P.1)

10 địa điểm có độ sâu đáng sợ, gần như đã chạm đến được phần tâm của địa cầu.

Picture2

Giếng Woodingdean (Anh) là sản phẩm do con người tạo nên

Giếng Woodingdean

Giếng Woodingdean là chiếc giếng đào sâu nhất thế giới với độ sâu 1850ft (438m) trong đó có 850ft (259m) nằm dưới mực nước biển. Điều đáng chú ý là chiếc giếng này được đào hoàn toàn thủ công và phải mất đến bốn năm để hoàn thành. Được khởi công năm 1858 bởi những người giám hộ của Bristol, với mục đích để cắt giảm chi phí họ đã thuê những công nhân nam với những chiếc thang ọp ẹp đào thủ công chiếc giếng này. Đến nay, công trình này vẫn giữ kỷ lục là giếng đào bằng tay sâu nhất trên thế giới.

Picture3

Hình ảnh của chiếc “siêu máy xúc” Bagger 288 được hoàn thiện vào năm 1978

Khu mỏ Tagebau Hambach (Đức)

Nằm ở độ sâu 961ft (292m) so với mực nước biển, mỏ Tagebau Hambach ở Elsdorf, Đức là khu mỏ lộ thiên sâu nhất trên thế giới. Toàn bộ khu mỏ sâu 1213ft (369m) và là nơi có chiếc máy xúc lớn nhất trên thế giới mang tên Bagger 288 với công suất 24.000 tấn than non mỗi ngày. Nơi đây nổi tiếng với ngọn đồi bằng gỗ nhân tạo lớn nhất thế giới- Sophienhohe mà từ đó du khách có thể thoải mái ngắm nhìn toàn bộ khu mỏ.

Picture4

Hố tự nhiên sâu nhất thế giới có cảnh quan tuyệt đẹp, tuy nhiên nơi này đã gây ra cái chết của không ít những nhà thám hiểm và thợ lặn chuyên nghiệp

El Zacatón (Mexico)

Chiếc hố Zacatón ở Mexico là chiếc hố tự nhiên tuyệt đẹp và chứa đầy nước, nó có độ sâu 1112ft (338m). Các thợ lặn của NASA đã đo được phần chứa nước của hố là 319m còn phần không chứa nước là 6m vào năm 1994. Tuy nhiên một trong số các thợ lặn tên là Sheck Exley đã chết do áp lực nước ở độ sâu 900ft (274m), cho thấy lặn xuống độ sâu như thế là cực kỳ nguy hiểm, ngay cả đối với các thợ lặn giàu kinh nghiệm. Kể từ đó đến nay, không có ai dám lặn xuống độ sâu như vậy để thám hiểm chiếc hố này nữa.

Picture5

Hồ nước ngọt được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1996

Hồ Baikal (Nga)

Được gọi là “Hòn ngọc của Siberia, hồ Baikal ở Nga là hồ tự nhiên sâu nhất thế giới, đạt tới độ sâu 5.387ft (1.641m). Baikal là nơi sinh sống của hơn 1.700 loài động thực vật, hai phần ba trong số đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Hồ Baikal sẽ được bảo tồn trong tương lai và biết đâu một ngày nào đó ai đó thậm chí có thể lặn xuống tới đáy của nó, phá vỡ kỷ lục 5.371ft của Anatoly Sagalevich vào năm 1990.

Video liên quan:

Xếp hạng 10 hồ nước có độ sâu "không tưởng" khắp hành tinh (Theo Top Lists of Superlatives)

=> Kì lạ hồ nước màu hồng có thể chữa bệnh

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com