Triển khai kế hoạch Quốc gia về loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon tại Quảng Bình

09/09/2024 10:14

MTNN UBND tỉnh Quảng Bình Triển khai thực hiện kế hoạch Quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát

Thực hiện Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành văn bản số 1656/UBND-KT ngày 06/9/2024 triển khai thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.

Tầng ozon cần được bảo vệ

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung sau: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát tại Quyết định số 496/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; lồng ghép hiệu quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, làm mát bền vững vào trong các chương trình phát triển đô thị cấp tỉnh, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan của tỉnh; chủ trì hướng dẫn thực hiện quản lý, loại trừ và tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về quản lý, loại trừ các chất và sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc được sản xuất từ các chất HCFC và HFC theo lộ trình giảm dần GWP.

Thực hiện các chiến dịch truyền thông thúc đẩy thay đổi hành vi tiêu dùng, sản xuất của doanh nghiệp, cộng đồng, hướng dẫn chuyển đổi sang các thiết bị, sản phẩm sử dụng các môi chất lạnh thân thiện với khí hậu, các hệ thống làm mát tập trung và giải pháp làm mát thụ động.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ tầng ozon tại các tổ chức có hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát; thực hiện lồng ghép các giải pháp làm mát bền vững trong quy hoạch; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Kế hoạch ban hành tại Quyết định số 496/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Việc kiểm soát hoạt động sản xuất và lắp đặt các thiết bị làm lạnh thương mại sử dụng các chất HCFC, HFC tại các doanh nghiệp cần được chú trọng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kiểm soát, giám sát việc sử dụng chất Methyl bromide chỉ dùng trong khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu. Nghiên cứu các giải pháp thay thế, các hóa chất thân thiện với khí hậu để tiến tới thay thế chất Methyl bromide trong khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu; Tuyên truyền và vận động các cơ sở đầu tư chuyển đổi công nghệ không sử dụng các chất HCFC, HFC trong chế biến, bảo quản thủy sản; Rà soát các cơ sở chế biến nông sản, thủy sản; đầu tư phát triển các kho lạnh bảo quản, hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có GWP thấp và hiệu quả năng lượng cao; ứng dụng triển khai các công nghệ bảo quản lạnh tiết kiệm năng lượng trong cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng sau thu hoạch.

UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai nghiên cứu, tích hợp yêu cầu về làm mát bền vững, giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và chống chịu với nắng nóng cực đoan trong các chương trình phát triển đô thị của địa phương, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương, quy hoạch địa phương và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan của địa phương; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ tầng ozon tại các tổ chức có hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát trên địa bàn quản lý.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất, nhập khẩu, sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát, cụ thể: Tuân thủ các quy định về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát theo lộ trình; Chủ động tăng cường năng lực, cải tiến và chuyển đổi công nghệ sang sử dụng các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp hoặc bằng “0”, có hiệu suất năng lượng cao và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo đánh giá vòng đời; Thực hiện đầu tư các cơ sở có đủ chức năng thực hiện thu gom, tái chế, xử lý các chất được kiểm soát.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở: Xây dựng, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư và Công an Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát tại Quyết định số 496/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trần Tình

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/trien-khai-ke-hoach-quoc-gia-ve-loai-tru-cac-chat-lam-suy-giam-tang-ozon-tai-quang-binh-92916.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com