Thủ đoạn chôn lấp trái phép hơn 1.600 tấn chất thải công nghiệp

04/07/2025 10:15

MTNN Chất thải công nghiệp nguy hại sau khi chôn lấp trái phép đã được các đối tượng đổ bê tông lên bề mặt nhằm xóa dấu vết.

Cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ chôn lấp chất thải công nghiệp trái phép tại Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: CATP.

Nguy hại cho môi trường

Báo Lao Động đã thông tin, Công an TP Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an vừa đấu tranh, khám phá thành công vụ án đổ, chôn, lấp chất thải công nghiệp với số lượng đặc biệt lớn, gây ô nhiễm môi trường tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn.

Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội; Quyết định khởi tố bị can đối với Vũ Xuân Đồng, Mao Xin Song (quốc tịch Trung Quốc), Nguyễn Phương Hoan, Nguyễn Phương Hưng về tội Gây ô nhiễm môi trường.

Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định cơ sở tái chế kim loại trái phép tại xã Phù Lỗ hoạt động từ tháng 7.2024 và không được các cơ quan chức năng cấp phép theo quy định. Diện tích nhà xưởng khoảng 6000m2 có nguồn gốc là đất nông nghiệp.

2 trong số các đối tượng bị khởi tố. Ảnh: CATP.

Cơ sở trái phép này sử dụng nguyên liệu đầu vào là chất thải phát sinh từ quá trình tái chế ắc quy được thu gom từ nhiều nơi. Quá trình hoạt động, cơ sở này phát sinh các loại chất thải như xỉ, bùn thải và được tập kết trong xưởng sản xuất.

Sau đó, toàn bộ chất thải trên đã được các đối tượng liên quan tự ý chôn, lấp tại các khu vực trũng ngay phía trước và phía sau nhà xưởng trái quy định.

Sau quá trình điều tra, tiến hành khám nghiệm hiện trường đến nay xác định các đối tượng đã chôn lấp 1.623 tấn chất thải (xỉ chì thải) ra môi trường. Đây được xác định là chất thải công nghiệp gây nguy hại lâu dài tới môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách.

Thủ đoạn che giấu tinh vi

Theo tài liệu điều tra, toàn bộ khu xưởng sản xuất và các điểm chôn lấp chất thải có nguồn gốc đất là đất nông nghiệp do đối tượng Nguyễn Phương Hưng (SN 1969, HKTT tại Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội) quản lý.

Từ tháng 5.2019, Vũ Xuân Đồng (SN1987, HKTT tại xã Tân Phong, Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) được Hưng giao quản lý việc thuê nhà xưởng với tổng diện tích khoảng 15.000m2 gồm 6 xưởng, trong đó có xưởng tái chế kim loại trái phép nêu trên.

Từ tháng 7.2024 đến nay, nhóm đối tượng người Trung Quốc là A Thao (đã về nước từ tháng 12.2024), sau đó từ tháng 1.2025 đến nay là nhóm đối tượng A Mao (Mao Xin Song) cầm đầu, đã thoả thuận với Vũ Xuân Đồng thuê xưởng để lắp đặt dây chuyền sản xuất trái phép kim loại (thép, chì).

Vũ Xuân Đồng là thông dịch viên kiêm người quản lý xưởng sản xuất, tìm mua nguyên liệu đầu vào và được trả lương 35 triệu đồng/thang. Đồng đã thuê khoảng 40 công nhân phối hợp cùng nhóm kỹ sư người Trung Quốc để vận hành máy móc.

Chất thải chì được chôn lấp trái phép sau đó đổ bê tông dày lên bề mặt để che dấu. Ảnh: CATP.

Qua điều tra, từ tháng 7.2024 đến tháng 12.2024, xưởng tái chế kim loại do đối tượng A Thao quản lý, đã sản xuất được khoảng 500 tấn kim loại, phát sinh 1.000 tấn chất thải.

Khi chất thải chì đã đầy xưởng, Đồng chỉ đạo công nhân múc chất thải đổ vào khu vực trũng phía sau xưởng rộng khoảng 4.000m2. Sau khi đổ đầy khu đất, các đối tượng tiến hành đổ bê tông dầy 20 - 25 cm phủ kín lên trên.

Dây chuyền lò đốt tái chế kim loại đặt trong nhà xưởng trái phép trên đất nông nghiệp. Ảnh: CATP.

Giữa tháng 12.2024, A Thao về nước, ngừng hoạt động tái chế và để lại toàn bộ dây chuyền lò nung cho Nguyễn Phương Hưng. Ngay sau đó, Mao Xin Song (tức A Mao) sang Việt Nam gặp Đồng thỏa thuận để thuê xưởng và dây chuyền máy móc trên để tinh luyện chì.

Khoảng tháng 3.2025, Đồng liên hệ với Nguyễn Phương Hoan (SN 1989, trú tại xã Phù Lỗ, Sóc Sơn, TP Hà Nội) để xử lý. Toàn bộ số chất thải được đổ vào khu vực trũng và ao nước phía trước nhà xưởng với diện tích khoảng 1.000m2. Sau đó, Đồng thuê người đổ đất lấp lên trên để che dấu việc kiểm tra của Cơ quan chức năng.

Trung tá Nguyễn Mạnh Cường - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an TP Hà Nội) cho biết, bình quân mỗi ngày các đối tượng đưa vào lò đốt khoảng độ 15 - 20 tấn nguyên liệu và số chất thải đổ ra môi trường khoảng độ 8 - 10 tấn.

"Lò đốt này còn sản sinh ra cái khí thải ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Chúng tôi sẽ quyết tâm làm rõ toàn bộ những cái hành vi vi phạm của các đối tượng liên quan và cũng xem xét cái trách nhiệm quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương", Trung tá Nguyễn Mạnh Cường cho hay.

Trước đó, Báo Lao Động đã có tuyến bài điều tra về hàng loạt cơ sở tập kết, xử lý rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại, luyện đúc nhôm trái phép tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Đáng nói, những cơ sở trái phép này đều được xây dựng trên đất nông nghiệp do UBND xã quản lý với mục đích ban đầu là làm trang trại. Nhà xưởng rộng hàng nghìn m2, hoạt động rầm rộ cả ngày trong nhiều năm nhưng không bị chính quyền địa phương phát hiện, xử lý.

 

Nguồn laodong.vn
Link bài gốc

https://laodong.vn/phap-luat/thu-doan-chon-lap-trai-phep-hon-1600-tan-chat-thai-cong-nghiep-1531342.ldo

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com