Thái Bình: Trạm trộn, bến bãi trái phép bủa vây, chính quyền loay hoay xử lý

20/05/2024 09:40

MTNN Trên đê tả Hồng Hà II thuộc 2 xã: Việt Thuận, Vũ Vân (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) xuất hiện hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, trạm trộn bê tông không đủ điều kiện hoạt động kéo theo lượng xe tải nườm nượp ra vào.

Xe chở vật liệu xây dựng không che đậy di chuyển trên đê có tải trọng 10-12 tấn trên địa bàn xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Trạm trộn, bến bãi bủa vây

Từ phản ánh của bạn đọc, những ngày trung tuần tháng 5/2024, PV Báo Giao thông có mặt trên địa bàn thôn Nhân Bình, xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và ghi nhận, trên đoạn đê tả Hồng Hà II gần khu vực gần bến phà Sa Cao xuất hiện một số bãi vật liệu xây dựng lớn.

Trong số này, có một bến bãi gắn biển Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Hoa Hùng xuất hiện một trạm trộn bê tông đang hoạt động hết công suất.

Theo quan sát, trạm trộn bê tông và một số bãi tập kết vật liệu xây dựng này đều có diện tích rất lớn, nằm hoàn toàn trên hành lang bảo vệ đê điều, hành lang thoát lũ, kéo dài từ mép sông Hồng Hà II đến gần sát chân đê tả Hồng Hà.

Tại thời điểm PV ghi nhận, một chiếc xe ô tô tải BKS 17C-067.63 được chất đầy hàng là đá base có ngọn không che đậy, từ trong bến ì ạch di chuyển lên đường đê tả Hồng Hà II có tải trọng cho phép 10-12 tấn. Khi di chuyển, chiếc xe này làm rơi vãi vật liệu xuống đường tiềm ẩn mất an toàn giao thông trên tuyến.

Tương tự, trên địa bàn xã Việt Thuận, ba bãi vật liệu xây dựng khủng cũng được lập lên, trong số này trạm trộn bê tông Mai Minh cũng được lắp đặt ngay trong bến.

Phía ngoài mép sông tả Hồng Hà II, cả hai trạm trộn này đều lắp đặt cẩu truyền tải vật liệu lên bãi chứa trạm trộn. Việc lắp đặt này khiến thay đổi dòng chảy tuyến sông, cản trở dòng chảy của sông và gây mất an toàn giao thông thủy.

Xe chở vật liệu xây dựng không che đậy di chuyển trên đê có tải trọng 10-12 tấn trên địa bàn xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Vật liệu là cát đá cũng được chất cao như núi kéo dài từ mép sông tả Hồng Hà vào trạm. Tuy nhiên, hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nước thải; Bể thu gom nước vệ sinh máy móc, thiết bị vệ sinh… theo quy định không được hai trạm trộn này xây dựng, nghi vấn xả thải trực tiếp ra môi trường.

Tại các bến vật liệu này đều xây dựng nhà điều hành, trông coi bảo vệ, có lán để xe ô tô, điện chiếu sáng…

Ông Vũ Văn Hùng, chủ bến bãi vật liệu của Công ty TNHH thương mại tổng hợp Hoa Hùng cho biết, vị trí công ty lập bến bãi vật liệu xây dựng trên hành lang đê tả Hồng Hà II là vị trí đã nằm trong quy hoạch, được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép và có sổ đỏ đến năm 2044.

Còn về trạm trộn bê tông, ông Hùng cũng xác nhận là chưa được cấp phép nhưng là trạm trộn quy mô nhỏ, chủ yếu là phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn, xóm, ngõ ngách. Tuy nhiên, khi PV đặt vấn đề được tiếp cận hồ sơ liên quan, ông Hùng lấy lý do không có mặt tại địa phương.

“Anh có giấy tờ đầy đủ nhé, nay anh đi Hà Nội có việc nên không trao đổi và cung cấp tài liệu cho em được, nếu xã nói anh chưa có thủ tục về đất đai thì em về xã hỏi lại giúp anh”, ông Hùng nói.

Bị phạt vẫn ngang nhiên tồn tại

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Bùi Đình Bằng, Chủ tịch UBND xã Vũ Vân cho biết, việc tồn tại trạm trộn bê tông và một số bãi tập kết vật liệu trái phép tại xã Vũ Vân như người dân và Báo Giao thông phản ánh là đúng.

Bãi vật liệu uy hiếp hành lang an toàn đê điều trên địa bàn xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư.

Theo ông Bằng, xã hiện có 1 trạm trộn bê tông ngoài bãi sông là trạm trộn bê tông của Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Hoa Hùng do ông Vũ Văn Hùng ở thôn Nhân Bình, xã Vũ Vân làm chủ, trạm trộn này xây chỉ cách chân đê khoảng 80m, vi phạm hành lang bảo vệ đê điều.

Chính quyền xã và Hạt Quản lý đê điều đã hai lần lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ông Hùng tháo dỡ công trình vi phạm. Tuy nhiên, việc xử lý hiện nay gặp nhiều khó khăn, người vi phạm đến nay mới chỉ chấp hành nộp tiền phạt với tổng số tiền 4 triệu đồng.

Về thủ tục đất đai đối với các bến bãi này, ông Bằng cũng xác nhận xã không cho thuê hay ký kết hợp đồng thuê đất đối với các chủ bến bãi này.

“Việc tuyên truyền, vận động chủ trạm tự giác tháo dỡ công trình là không hiệu quả; Trong khi quy trình thủ tục, thẩm quyền cưỡng chế tháo dỡ công trình này liên quan đến nhiều đơn vị của huyện, tỉnh. Ngoài ra, một số văn bản các cấp, các ngành ban hành về lĩnh vực này còn chưa đồng bộ, thống nhất, dẫn đến khó khăn cho cơ sở khi triển khai”, ông Bằng cho biết thêm.

Một lãnh đạo UBND xã Việt Thuận cũng cho biết, xã Việt Thuận có 3 bến bãi vật liệu xây dựng, nhưng trách nhiệm quản lý của UBND huyện Vũ Thư.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Huy, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũ Thư cho biết, các bến bãi bên ngoài hành lang đê thực tế không thuộc thẩm quyền quản lý của phòng. Tuy nhiên, 2 trạm trộn bê tông trên địa bàn xã Việt Thuận và Vũ Vân thuộc sự quản lý của đơn vị.

“Qua kiểm tra, đánh giá, một số xã chưa thực sự nghiêm túc, trách nhiệm trong việc xử lý các trường hợp vi phạm hành lang công trình thủy lợi, bảo vệ đê điều, thậm chí có địa phương chưa thành lập ban chỉ đạo, chưa xây dựng kế hoạch tổ chức xử lý vi phạm dẫn đến sai phạm ngày càng lớn và khó xử lý. Đến nay, đơn vị đã có rất nhiều văn bản xử lý”, ông Huy nói.

Trạm trộn bê tông trái phép của hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Mai trên địa bàn xã Việt Thuận.

Ông Huy cũng cho biết, cuối năm 2023, UBND huyện Vũ Thư đã ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính của hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Mai và bà Lưu Thị Tin tại công trình trạm trộn bê tông ngoài bãi sông Hồng, thuộc xã Việt Thuận.

Gia đình ông Mai, bà Tin đã nộp phạt vi phạm hành chính 50 triệu đồng, chủ động xin tự tháo dỡ cơ bản công trình, trả lại hiện trạng ban đầu cho bãi sông Hồng. Tuy nhiên, lợi dụng dịp tết Nguyên đán năm 2023, hộ ông Minh lại dựng lại trạm trộn hoạt động tiếp.

“Chúng tôi đã có kế hoạch cưỡng chế đối với trạm trộn bê tông trên địa bàn xã Việt Thuận, còn trạm trộn bê tông trên địa bàn xã Vũ Vân, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch giải tỏa trong thời gian tới.

Trước mắt, tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tự tìm vị trí phù hợp quy hoạch để di chuyển, nếu không tìm được vị trí phù hợp phải tự tháo dỡ trả lại an toàn cho hành lang tuyến sông, nếu cố tình chúng tôi sẽ tiến hành cưỡng chế”, ông Huy cho biết.

Trần Kim – Báo Giao Thông

Nguồn
Link bài gốc

https://phapluatmoitruong.vn/thai-binh-tram-tron-ben-bai-trai-phep-bua-vay-chinh-quyen-loay-hoay-xu-ly/

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com