Quảng Bình: Người dân tự nguyện giao nộp 3 cá thể khỉ vàng quý hiếm để thả về tự nhiên

08/07/2024 09:20

Nhận thấy nuôi nhốt động vật hoang dã là vi phạm pháp luật, người dân đã giao nộp 3 cá thể khỉ vàng cho cơ quan chức năng quản lý, chăm sóc để thả về tự nhiên. Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB

Theo đó, ngày 03/7/2023, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật vừa tiếp nhận 04 cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do người dân tự nguyện giao nộp. Trong đó có 03 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta) từ người dân ở thị trấn Đồng Lê và xã Phong Hóa (huyện Tuyên Hóa).

Khỉ vàng (Macaca mulatta). Ảnh: SVN 

Anh Nguyễn Thanh Phong, trú tại thôn Minh Cầm Nội (xã Phong Hóa) đã giao nộp 02 cá thể khỉ vàng có trọng lượng 04 - 05 kg; 01 cá thể khỉ vàng còn lại có trọng lượng 04 kg do anh Nguyễn Văn Ngọc, trú tại tiểu khu 2 (thị trấn Đồng Lê) tự nguyện giao nộp.

Tại thời điểm tiếp nhận, các cá thể trên đều bị suy giảm tập tính hoang dã. Sau khi tiếp nhận, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật sẽ tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện phục hồi tập tính hoang dã trước khi thả về môi trường tự nhiên.

Trước đó, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch tiếp nhận 01 cá thể Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus). Cá thể này được tự nguyện giao nộp từ anh Lê Văn Song, trú tại xã Lâm Trạch (huyện Bố Trạch). Các cá thể động vật hoang dã trên là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB, IIB theo quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Tuấn Quỳnh

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/quang-binh-nguoi-dan-tu-nguyen-giao-nop-03-ca-the-khi-vang-quy-hiem-de-tha-ve-tu-nhien-90058.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tập trung mục tiêu giảm khai thác thủy sản

Bộ NN&PTNT xác định thời gian tới cần tập trung giảm sản lượng khai thác thủy sản cũng như giảm đội tàu, chuyển đổi nghề. Giải quyết các vấn đề liên quan đến chống khai thác IUU như quản lý đội tàu và giám sát đội tàu.

Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Kinh tế biển trở thành động lực phát triển đất nước, đóng góp khoảng 3 nghìn tỉ USD mỗi năm, tức 5% GDP của thế giới, bao gồm các ngành chính là dầu khí, vận tải biển, cảng, năng lượng tái tạo, thủy sản, hệ sinh thái biển và du lịch biển. Công tác bảo tồn tài nguyên, môi trường biển nhằm phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đang được cả nước quan tâm.