Ninh Thuận: Đề xuất 517 tỷ đồng cho việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

01/08/2024 09:24

MTNN Ninh Thuận cần 517,1 tỷ đồng cho 30 nhiệm vụ bảo vệ môi trường giai đoạn 2025-2027 theo Kế hoạch 3252/KH-UBND.

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch số 3252/KH-UBND về bảo vệ môi trường cho giai đoạn 3 năm từ 2025 đến 2027. Để thực hiện các mục tiêu này, tỉnh Ninh Thuận dự kiến cần khoảng 517,1 tỷ đồng với mục đích triển khai 30 nhiệm vụ quản lý nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sống trong lành cho người dân và góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong thời gian qua, công tác quản lý môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã được UBND tỉnh Ninh Thuận tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các chỉ tiêu và kế hoạch bảo vệ môi trường, bao gồm độ che phủ rừng, tỷ lệ hộ gia đình có công trình vệ sinh hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được cấp nước sạch và tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế, đã được đưa vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, tỉnh cũng đã lồng ghép các biện pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch của các ngành để thực hiện và quản lý hiệu quả.

Ảnh minh họa

Trong giai đoạn 2023-2024, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành 6 văn bản để triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường cũng như các chỉ tiêu và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường theo các nghị quyết, chỉ thị và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về môi trường tại địa phương trong năm 2023 cho thấy tỷ lệ hộ dân nông thôn được cấp nước sạch đạt 99,7%, tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%, và tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,25%. Ước tính năm 2024, các chỉ tiêu này tiếp tục duy trì ở mức cao với tỷ lệ hộ dân nông thôn được cấp nước sạch đạt 99,7%, tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 100%, và tỷ lệ che phủ rừng tăng lên 48,14%.

Ảnh minh họa

Để tiếp tục các nỗ lực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2025-2027, tỉnh Ninh Thuận đã tổng hợp nhu cầu kinh phí và xác định cần khoảng 517,1 tỷ đồng để triển khai thực hiện 30 nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Cụ thể, trong năm 2025, tỉnh cần khoảng 171 tỷ đồng để triển khai thực hiện 30 nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các lĩnh vực cần đầu tư bao gồm: lập và thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; lập và thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt và không khí đến năm 2030; lập Báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2021-2025; đầu tư xây dựng và sửa chữa các trạm quan trắc tự động để theo dõi chất lượng môi trường không khí và nước mặt; xây dựng mới và nâng cấp các công trình xử lý nước thải tập trung; quan trắc định kỳ các thành phần môi trường; phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt sau khi phân loại tại nguồn; kiểm tra, thanh tra, giám sát bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về các vấn đề môi trường; thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật; phòng ngừa và ứng phó các sự cố môi trường.

Trong giai đoạn 2026-2027, tỉnh Ninh Thuận cần khoảng 346 tỷ đồng để thực hiện 25 nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các nhiệm vụ này bao gồm: tiếp tục thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; đầu tư thêm các trạm quan trắc tự động; xây dựng và nâng cấp các công trình xử lý nước thải tập trung; tiếp tục quan trắc định kỳ các thành phần môi trường; phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; kiểm tra, thanh tra, giám sát bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, v.v.

UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong bối cảnh ngân sách địa phương còn hạn chế, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm chỉ đủ để giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách. Điều này khiến tỉnh khó có thể hoàn thành đầy đủ các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án ưu tiên về bảo vệ môi trường mà Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và Tỉnh ủy đã giao đúng thời hạn.

Do đó, UBND tỉnh đề nghị Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm, hỗ trợ kinh phí để tỉnh có thể tổ chức thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ, đề án, dự án bảo vệ môi trường đúng tiến độ. Đồng thời, tạo điều kiện để tỉnh Ninh Thuận tiếp nhận các chương trình và dự án đầu tư về bảo vệ môi trường từ các nguồn trong nước và quốc tế.

Bích Hạnh

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/ninh-thuan-de-xuat-517-ty-dong-cho-viec-quan-ly-nha-nuoc-ve-bao-ve-moi-truong-91002.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sống cạnh nhà máy nước sạch nhưng... thiếu nước

Nhà máy nước sạch ở xã Hương Quang cũ (nay là xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) tại khu tái định cư Hói Trung được đầu tư xây dựng với số tiền hàng tỷ đồng, kỳ vọng sẽ cung cấp nguồn nước sạch cho người dân sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, nhiều năm qua, nhà máy bị hư hỏng, xuống cấp và bỏ hoang.

Gia đình cán bộ cho thôn vay 700 triệu đồng không lãi suất để xây dựng nông thôn mới

Đến thôn Nghĩa Phú, xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An hôm nay dễ dàng nhận thấy bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Để đạt được kết quả đó không thể không nhắc đến vai trò, những đóng góp của ông Trương Đắc Kỷ - Bí thư chi bộ, thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân vận thôn Nghĩa Phú.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com