Toà chuẩn bị tuyên án bà Trương Mỹ Lan cùng 33 bị cáo khác

17/10/2024 08:45

Tại phần tranh luận đại diện VKS đã đề nghị hình phạt chung cho bị báo Trương Mỹ Lan là chung thân, trong vụ án thứ 2.

Sáng 17-10, TAND TP.HCM tiến hành tuyên án sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát đối với bị cáo cùng 33 bị cáo khác. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới do các sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP (SCB) và các đơn vị liên quan.

Từ sáng sớm xe chở các phạm nhân đã có mặt tại toà, lực lượng an ninh vẫn được thắt chặt. Phía bên ngoài trụ sở toà án vẫn có một vài bị hại đang chờ phán quyết của toà án.

Một vài bị hại đang ở phía ngoài trụ sở toà án chờ phán quyết của toà. Ảnh: ĐL

Trước đó, tại phần tranh luận đại diện VKSND TP.HCM đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12-13 năm tù về tội rửa tiền; 8-9 năm tù về tội vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới; tổng hợp hình phạt là tù chung thân. 33 bị cáo còn lại, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt từ 2 năm tù đến 27 năm tù về các tội, hoặc một trong các tội nêu trên.

Trong vụ án thứ 2, bà Trương Mỹ Lan bị VKS đề nghị mức án chung thân. Ảnh: HOÀNG GIANG

Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị HĐXX buộc bị cáo Lan bồi thường toàn bộ hậu quả hơn 30.869 tỉ đồng của 35.824 bị hại; giữ nguyên sự tự nguyện của các bị cáo, cá nhân, tổ chức khắc phục hậu quả trong vụ án.

SONG MAI - HỮU ĐĂNG
Nguồn plo.vn
Link bài gốc

https://plo.vn/toa-chuan-bi-tuyen-an-ba-truong-my-lan-cung-33-bi-cao-khac-post815269.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thanh Hóa: Bắt 2 Phó Chủ tịch huyện

Mở rộng vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", cơ quan chức năng đã bắt tạm giam thêm 2 Phó Chủ tịch huyện Quảng Xương.

Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với suy thoái đất và ô nhiễm môi trường

Là vựa lúa của Việt Nam, hằng năm sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ 24 - 25 triệu tấn, đóng góp tới 90% sản lượng gạo xuất khẩu và mang về giá trị vài tỷ USD. Với việc thâm canh liên tục, chạy theo sản lượng trong thời gian dài đã khiến cho đất trồng lúa ở ĐBSCL bị bạc màu, suy thoái, nhiều vùng đất năng suất lúa giảm trầm trọng. Những vấn đề trên đã và đang tác động tiêu cực đến nông nghiệp của vùng, gây lãng phí tài nguyên, tăng phát thải khí nhà kính và gây ô nhiễm môi trường.