Hà Nội vẫn đứng thứ 3 thế giới về ô nhiễm không khí

17/10/2024 10:20

Chất lượng không khí ở Hà Nội đang ở mức có hại cho sức khoẻ. Sáng 17/10, IQAir ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội cao thứ 3 thế giới.

Trang AccuWeather dự báo ngày 17/10, chất lượng không khí Hà Nội vẫn ở mức có hại với chỉ số chất lượng không khí (AQI) khoảng 117 (0-50 là chỉ số tốt).

Còn theo Iqair (xếp hạng trực tiếp thành phố nhiễm nhất thế giới) vào lúc gần 8h sáng nay, Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí là 174 AQI vượt ngưỡng đỏ, xếp ở mức ô nhiễm thứ 3 trên thế giới. Đây là mức ô nhiễm có hại cho sức khỏe người dân.

Sáng nay (17/10), chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức có hại (174 AQI) Nguồn iqair

Với chỉ số chất lượng không khí này, những người nhạy cảm được khuyến cáo tránh hoạt động ngoài trời.

Những ngày gần đây, Hà Nội có nhiều thời điểm đứng top đầu thế giới về chỉ số ô nhiễm không khí.

 Chuyên gia khuyên mọi người cần chú ý ăn uống sạch, vệ sinh mũi họng hàng ngày. Đeo khẩu trang khi ra đường. Không nên tập thể dục vào sáng sớm hay giữa trưa. Bổ sung thực phẩm giàu đạm từ thịt, cá, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C từ nước cam, chanh, bưởi, dưa hấu.

Nguồn kienthuc.net.vn
Link bài gốc

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/ha-noi-van-dung-thu-3-the-gioi-ve-o-nhiem-khong-khi-2042733.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thanh Hóa: Bắt 2 Phó Chủ tịch huyện

Mở rộng vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", cơ quan chức năng đã bắt tạm giam thêm 2 Phó Chủ tịch huyện Quảng Xương.

Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với suy thoái đất và ô nhiễm môi trường

Là vựa lúa của Việt Nam, hằng năm sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ 24 - 25 triệu tấn, đóng góp tới 90% sản lượng gạo xuất khẩu và mang về giá trị vài tỷ USD. Với việc thâm canh liên tục, chạy theo sản lượng trong thời gian dài đã khiến cho đất trồng lúa ở ĐBSCL bị bạc màu, suy thoái, nhiều vùng đất năng suất lúa giảm trầm trọng. Những vấn đề trên đã và đang tác động tiêu cực đến nông nghiệp của vùng, gây lãng phí tài nguyên, tăng phát thải khí nhà kính và gây ô nhiễm môi trường.