Lai Châu: Ứng dụng công nghệ hiện đại trồng sâm xuất khẩu

05/07/2025 09:53

MTNN Sâm Lai Châu được trồng theo quy trình công nghệ Nhật Bản tới đây sẽ được xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại từ Nhật Bản giúp cây sâm phát triển ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dược liệu.

Dự kiến, sản phẩm sâm Lai Châu sẽ được xuất khẩu trong thời gian tới, mở ra hướng đi mới cho ngành dược liệu địa phương. Lãnh đạo UBND xã Mường Tè cho biết, thực hiện Đề án phát triển sâm Lai Châu của tỉnh, xã chủ động quy hoạch vùng trồng với diện tích hàng chục nghìn héc-ta có điều kiện phù hợp tại các xã: Pa Vệ Sủ, Tá Bạ, Ka Lăng, Thu Lũm, Pa Ủ... và xác định đây là một trong những cây trồng góp phần giảm nghèo cho người dân.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như: Kinh tế - Hạ tầng, Nông nghiệp và Môi trường... phối hợp với các địa phương có tiềm năng, thế mạnh khuyến khích người dân và doanh nghiệp phát triển kinh tế dưới tán rừng; trồng cây dược liệu, đặc biệt là sâm Lai Châu và triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến người dân.

Theo Lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu, hiện nay, tỉnh Lai Châu đang thu hút các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, du lịch… Hiện sâm Lai Châu tiếp tục được phát triển ở những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp như Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ...

Tính đến tháng 5/2025, trên địa bàn xã Mường Tè có trên 50ha sâm Lai Châu được 6 doanh nghiệp, hợp tác xã và gần 100 hộ nông dân tổ chức trồng. Huyện đã và đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân và thu hút các nhà đầu tư thực hiện liên kết trồng sâm Lai Châu tại các xã có tiềm năng, lợi thế và nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Trong đó tại bản Pá Hạ, xã Pa Vệ Sủ (xã Mường Tè) đã có hơn 20 ha sâm Lai Châu được trồng theo quy trình kỹ thuật và công nghệ của Nhật Bản. Mới đây, ông Kiyoshi Ueda, Thượng nghị sĩ Nhật Bản trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Lai Châu đã thăm và đánh giá cao khu trồng sâm Lai Châu này.

Dự án do Công ty cổ phần sâm Pu Si Lung thực hiện từ năm 2023 với quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, sản xuất giống, phân bón theo công nghệ hữu cơ của Nhật Bản. Với sự hỗ trợ từ kỹ thuật trồng, chăm sóc theo công nghệ Nhật Bản, tỉnh Lai Châu kỳ vọng sâm Lai Châu sẽ được tiếp cận thị trường Nhật Bản và một số nước khác.

Các vườn sâm Lai châu được trồng theo công nghệ Nhật Bản đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế. (Ảnh: XT). 

Công ty cổ phần sâm Pu Si Lung mong muốn tiếp tục được hợp tác với đối tác Nhật Bản trong việc hướng dẫn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ khâu chọn giống, ươm giống, làm giá thể, thiết kế luống, sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ trồng sâm Lai Châu. Từ đó đưa sản phẩm sâm Lai Châu hữu cơ chất lượng đến người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Xã Mường Tè có diện tích tự nhiên gần 267.500ha, địa hình chủ yếu đồi núi cao, độ dốc lớn với dãy núi Pusilung có độ cao trung bình từ 2.000-3.000m so với mực nước biển; tỷ lệ che phủ rừng chiếm trên 67%. Đây là địa bàn được các nhà khoa học đánh giá rất phù hợp cho cây sâm tự nhiên sinh trưởng cũng như phát triển vùng trồng.

Trước những tiềm năng, lợi thế và trên cơ sở chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh, xã Mường Tè đã vận dụng linh hoạt, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trồng sâm Lai Châu.

Đẩy mạnh dụng công nghệ Nhật Bản vào trồng sâm tại Lai Châu là bước đột phá trong chiến lược phát triển dược liệu của địa phương. Điều này không chỉ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây sâm, quy trình canh tác hiện đại còn bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng – yếu tố trọng tâm  để chinh phục thị trường quốc tế.

Dự án này không chỉ mở ra cơ hội xuất khẩu sản phẩm sâm mang thương hiệu Lai Châu mà còn tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Sâm Lai Châu trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh.

Trong thời gian tới, khi hoàn thiện chuỗi sản xuất, chế biến và phân phối, Lai Châu có cơ hội khẳng định vị thế  về dược liệu  quý trên bản đồ dược liệu Việt Nam và khu vực. Đây cũng là mô hình cần được nhân rộng để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, gắn với bảo tồn tài nguyên và phát triển ngành dược liệu quý tại nước ta.

 

 

Thu Cúc

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/lai-chau-ung-dung-cong-nghe-hien-dai-trong-sam-xuat-khau.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com