Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chính thức trở thành Vườn Quốc gia

26/04/2025 09:13

MTNN Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lễ công bố Quyết định nâng hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn Quốc gia Xuân Liên, đây là cột mốc quan trọng khi Xuân Liên chính thức trở thành vườn quốc gia thứ 35 của Việt Nam.

Ảnh minh họa

Hành trình từ Khu bảo tồn đến Vườn Quốc gia

Vườn Quốc gia Xuân Liên có tổng diện tích quản lý hơn 25.000 ha, trong đó trên 23.800 ha là đất rừng đặc dụng. Vườn Quốc gia Xuân Liên nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa hai vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Vị trí địa lý đặc biệt này đã tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, phong phú, trở thành trung tâm bảo tồn quan trọng của khu vực.

Vườn Quốc gia Xuân Liên được biết đến như một "kho báu" đa dạng sinh học của Việt Nam. Theo các cuộc điều tra của các nhà khoa học, khu vực này ghi nhận 1.228 loài thực vật bậc cao thuộc 659 chi, 181 họ, trong đó có 56 loài thực vật quý hiếm, với 11 loài thuộc danh mục của IUCN và 39 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Về động vật, vườn có 1.811 loài thuộc 241 họ, 46 bộ, với 94 loài nguy cấp, quý hiếm, bao gồm 34 loài đe dọa toàn cầu theo Danh lục Đỏ IUCN và 56 loài trong Sách Đỏ Việt Nam.

Điểm nhấn đặc biệt của Vườn Quốc gia Xuân Liên là sự tồn tại của loài Mang Roosevelt (hay còn gọi là Mang Pù Hoạt), một loài từng được cho là đã tuyệt chủng trên thế giới gần 100 năm, kể từ năm 1929. Việc phát hiện và xác định loài này qua phân tích ADN tại Xuân Liên đánh dấu một bước ngoặt trong công tác bảo tồn, biến loài Mang Roosevelt trở thành loài đặc hữu của khu vực này. Ngoài ra, vườn còn là nơi phân bố lớn nhất thế giới của loài vượn đen má trắng với 62 đàn, khoảng 200 cá thể, và là nơi sinh sống của hơn 224 cá thể voọc xám, cùng nhiều loài linh trưởng khác như khỉ và culi.

Bên cạnh đó, Xuân Liên còn ghi nhận 10 loài mới cho khoa học, trong đó có 4 loài đặc hữu riêng của khu vực (sồi Xuân Liên, mộc hương Xuân Liên, thiên lý Xuân Liên, thượng tiễn Xuân Liên) và 6 loài đặc hữu của Việt Nam và khu vực. Vườn cũng sở hữu hơn 5.000 ha rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ hàng trăm đến hàng ngàn năm tuổi, nổi bật là các loài pơ mu, sa mộc dầu, vù hương, sến mật, re gừng, táu mặt quỷ, dổi xanh. Đặc biệt, hai cây pơ mu và sa mộc dầu trên 1.500 năm tuổi đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Nghiên cứu và phát triển nguồn gen quý hiếm

Ngoài việc bảo tồn, Vườn Quốc gia Xuân Liên còn chú trọng nghiên cứu và phát triển các nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Ban quản lý vườn đã thành công trong việc bảo tồn và phát triển các loài lan như hài lông, hài vân, thủy tiên hường, cũng như các loài dược liệu như na rừng, giổi ăn hạt. Đáng chú ý, Xuân Liên là nơi đầu tiên tại Việt Nam nhân giống thành công bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào (in vitro) đối với hai loài lan hài vân bắc và lan hài lông, mở ra tiềm năng lớn trong việc bảo tồn và khai thác kinh tế từ các loài thực vật quý hiếm.

Ngoài ra, vườn cũng tiến hành nghiên cứu và phát triển các loài động vật như cầy vòi hương, cầy vòi mốc, góp phần bảo tồn nguồn gen và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương.

Vườn Quốc gia Xuân Liên đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn cho hệ thống thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt. Với hơn 3.000 ha mặt nước lòng hồ nằm trong khu vực vườn, lưu lượng nước đạt trên 1,5 tỷ m³, hệ thống này cung cấp nước tưới cho 86.000 ha đất nông nghiệp và nước sinh hoạt, công nghiệp cho vùng hạ du tỉnh Thanh Hóa. Việc bảo vệ rừng tại Xuân Liên không chỉ giúp điều tiết nguồn nước mà còn giảm thiểu xói mòn, lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo nguồn nước ổn định cho sản xuất và đời sống.

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), việc nâng hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành vườn quốc gia thứ 35 của Việt Nam là một thành tựu lớn, thể hiện nỗ lực không ngừng trong bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Ông Bảo đề nghị Ban quản lý vườn thiết lập hệ thống điều tra, giám sát đa dạng sinh học định kỳ để xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác, phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu, đồng thời hỗ trợ các cơ quan nhà nước đưa ra quyết định kịp thời.

Với tiềm năng cảnh quan tự nhiên, ông Bảo gợi ý rằng Xuân Liên nên phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ, người lao động của vườn và làm giàu cho địa phương. Ông cũng cho biết Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm sẽ thiết lập cơ chế kết nối giữa các vườn quốc gia trên cả nước, tạo điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến trong quản lý, bảo vệ, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch và giáo dục môi trường.

Đỗ Hương

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/khu-bao-ton-thien-nhien-xuan-lien-chinh-thuc-tro-thanh-vuon-quoc-gia-102250426075124822.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com